Điều dưỡng Phục hồi Chức năng là gì? Có vai trò, nhiệm vụ gì?

Điều dưỡng Phục hồi Chức năng là gì? Có vai trò, nhiệm vụ gì?

08/10/2024

Người đăng : Nguyễn Bá Trung

Điều dưỡng Phục hồi Chức năng là quá trình vô cùng quan trọng giúp người bệnh phục hồi cả về thể chất lẫn tinh thần. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin chi tiết về quá trình này qua bài viết dưới đây.

Điều dưỡng Phục hồi Chức năng là gì?

Điều dưỡng phục hồi chức năng là quá trình hỗ trợ bệnh nhân phục hồi các bộ phận, cơ quan sau chấn thương, phẫu thuật hoặc mắc bệnh mãn tính. Điều dưỡng viên phục hồi chức năng sẽ giúp người bệnh phục hồi sức khỏe, lấy lại khả năng vận động, có thể tự sinh hoạt bình thường cũng như tái hòa nhập cộng đồng.

Điều dưỡng phục hồi chức năng là gì?

Điều dưỡng phục hồi chức năng là gì?

Đặc biệt, yêu cầu về trình độ và kinh nghiệm thực tế của Điều dưỡng viên trong phục hồi chức năng sẽ khắt khe hơn rất nhiều. Họ cần phải có kiến thức Điều dưỡng cơ bản đồng thời nắm chắc về giải phẫu cơ thể cũng như quy trình phục hồi chức năng. Có như vậy, Điều dưỡng viên phục hồi chức năng mới có thể hỗ trợ bệnh nhân phục hồi một cách hiệu quả và nhanh chóng nhất.

Vai trò của Điều dưỡng trong Phục hồi Chức năng

Vai trò của Điều dưỡng trong phục hồi chức năng là vô cùng quan trọng. Dưới đây là những biểu hiện rõ ràng thể hiện được vai trò của Điều dưỡng viên.

Chăm sóc và động viên tinh thần cho bệnh nhân

Thực chất, quá trình phục hồi chức năng là một quá trình tương đối dài, có thể tính bằng tháng hoặc bằng năm. Do đó, người bệnh cần được chăm sóc chu đáo suốt quá trình này để đạt hiệu quả hồi phục tốt nhất. Những Điều dưỡng phục hồi chức năng đóng vai trò là người chăm sóc trực tiếp sức khỏe cho bệnh nhân.

Đây chính là yếu tố quan trọng giúp người bệnh phục hồi chức năng nhanh nhất và đạt hiệu quả tối đa. Điều dưỡng viên trong phục hồi chức năng cần có sự tỉ mỉ trong từng khâu chăm sóc sức khỏe cho người bệnh. Bên cạnh đó, họ cần có sự chân thành và thấu hiểu cũng như là chỗ dựa tinh thần cho bệnh nhân và người nhà của họ. Khi được quan tâm và chia sẻ, người bệnh sẽ có trách nhiệm hơn trong quá trình điều trị cũng như có tinh thần lạc quan để sớm hồi phục sức khỏe, hòa nhập với xã hội.

Cầu nối trung gian truyền thông tin trong quá trình chăm sóc sức khỏe của bệnh nhân

Điều dưỡng viên trong phục hồi chức năng cần có kỹ năng giao tiếp tốt và khả năng truyền đạt thông tin chính xác. Lý do là bởi công việc của họ có liên quan trực tiếp đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng con người nên mọi thông tin trao đổi cần đảm bảo tuyệt đối chính xác. Có như vậy mới tránh được các tình huống xấu và các sai sót có thể xảy ra.

Điều dưỡng viên phục hồi chức năng chính là cầu nối giữa bệnh nhân với Bác sĩ, các phòng ban, gia đình người bệnh, xã hội. Để quá trình phục hồi chức năng của người bệnh diễn ra tốt nhất, các Điều dưỡng viên sẽ tổng hợp lại đầy đủ thông tin về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, y lệnh của Bác sĩ,…

Tư vấn, hướng dẫn bệnh nhân

Bên cạnh việc hướng dẫn và hỗ trợ người bệnh thực hiện các biện pháp phục hồi chức năng, Điều dưỡng viên còn cần hướng dẫn và tư vấn cho bệnh nhân và người nhà họ các kiến thức để nâng cao sức khỏe cũng như phòng tránh bệnh tật.

Họ chính là người cung cấp các kiến thức và kỹ năng quan trọng để người bệnh thay đổi theo hướng tích cực nhất. Nhờ vậy, bệnh nhân sẽ nhanh chóng bình phục và không bị tái phát bệnh sau khi tái hòa nhập cộng đồng.

Nhiệm vụ của Điều dưỡng trong Phục hồi Chức năng

Bên cạnh các nhiệm vụ chuyên môn của Điều dưỡng cơ bản, các bạn cần thực hiện các nhiệm vụ khác trong phục hồi chức năng như sau:

Nhiệm vụ của Điều dưỡng trong phục hồi chức năng

Nhiệm vụ của Điều dưỡng trong phục hồi chức năng

  • Chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân theo quy định.
  • Hỗ trợ Bác sĩ trong các hoạt động chăm sóc sức khỏe, đưa ra các biện pháp phục hồi hiệu quả cho từng bệnh nhân.
  • Hướng dẫn và tuyên truyền để gia đình và những người xung quanh thông cảm và hỗ trợ tốt nhất để bệnh nhân từng bước hòa nhập với xã hội.
  • Động viên tinh thần, chia sẻ và đồng cảm với bệnh nhân để họ thoải mái nhất về tâm lý, không còn cảm giác lo lắng. Từ đó, giúp bệnh nhân lạc quan và phục hồi nhanh chóng trong quá trình điều trị.
  • Tư vấn và hướng dẫn người bệnh cũng như người nhà của họ cách tự chăm sóc bản thân cũng như hỗ trợ đối với những đối tượng chưa thể tự chủ trong sinh hoạt hàng ngày và cần người giúp đỡ.
  • Hướng dẫn và hỗ trợ bệnh nhân thực hiện các hoạt động phục hồi chức năng như tâm lý trị liệu, vật lý trị liệu, xoa bóp,…

Chứng chỉ phục hồi chức năng cho Điều dưỡng

Các Điều dưỡng viên nếu muốn hoạt động trong lĩnh vực Phục hồi chức năng cần phải có chứng chỉ hành nghề. Đây là điều kiện tiên quyết không thể thiếu của bất cứ Điều dưỡng viên phục hồi chức năng nào. Dưới đây là những điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề cho các Điều dưỡng viên:

  • Có bằng tốt nghiệp chuyên ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng và đủ thời gian hành nghề theo quy định.
  • Hiểu về Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân, Pháp lệnh hành nghề Y Dược tư nhân hay các văn bản quy phạm pháp luật y tế liên quan.
  • Đủ năng lực hành vi dân sự, có đạo đức và sức khỏe hành nghề.
  • Cam kết thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và các quy định về chuyên môn kỹ thuật y tế.
  • Nắm rõ 12 điều quy định về Y đức và các chương trình y tế quốc gia phổ cập.
  • Không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang áp dụng biện pháp quản chế hành chính; Không trong thời gian chấp hành án phạt tù hoặc quyết định áp dụng biện pháp hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc; Không trong thời gian bị cấm hành nghề hoặc cấm làm các công việc liên quan đến y tế theo quyết định phía Tòa án.

Sau khi xin cấp chứng chỉ, các Điều dưỡng viên sẽ cần chở trong khoảng 3 – 6 tháng để được cấp theo đúng quy định của pháp luật.

Yêu cầu đối với Điều dưỡng viên Phục hồi Chức năng

Để đảm nhận tốt công việc, các Điều dưỡng viên phục hồi chức năng cần đáp ứng các yêu cầu như sau:

  • kiến thức Điều dưỡng cơ bản cũng nắm chắc các nguyên lý, phương pháp, kỹ thuật phục hồi chức năng.
  • Có đam mê với công việc, khả năng chịu áp lực tốt và luôn có tinh thần trách nhiệm cao.
  • Khả năng giao tiếp tốt, ứng biến và xử lý tình huống nhanh chóng trong quá trình phục hồi chức năng cho bệnh nhân.
  • Hỗ trợ đắc lực về tinh thần giúp bệnh nhân thoải mái, lạc quan và nhanh chóng phục hồi.
  • Luôn cẩn thận, tỉ mỉ trong quá trình phục hồi chức năng cho bệnh nhân.
  • Chấp hành tốt các tiêu chuẩn và quy định trong chăm sóc sức khỏe.
  • Luôn cập nhật các kiến thức, xu hướng mới trong lĩnh vực phục hồi chức năng.

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về Điều dưỡng phục hồi chức năng mà Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã tổng hợp. Hy vọng các thông tin này hữu ích với bạn!

 

 

5/5 - (1 bình chọn)
0/5 (0 Reviews)
tin cùng chuyên mục
Học chuyển đổi Điều dưỡng sang Y sĩ: Tổng hợp kiến thức chuẩn Học chuyển đổi Điều dưỡng sang Y sĩ: Tổng hợp kiến thức chuẩn Học chuyển đổi Điều dưỡng sang Y sĩ để gia tăng cơ hội nghề nghiệp cũng như thu nhập cho bản thân. Cùng tìm hiểu chi tiết Điều dưỡng gây mê hồi sức là gì? Giải đáp thông tin chuyên sâu Điều dưỡng gây mê hồi sức là gì? Giải đáp thông tin chuyên sâu Điều dưỡng gây mê hồi sức nhận được rất nhiều sự quan tâm của thí sinh vào mỗi mùa tuyển sinh. Vậy, Điều dưỡng gây mê hồi sức là gì? Điều dưỡng da liễu là gì? Cẩm nang kiến thức Điều dưỡng da liễu Điều dưỡng da liễu là gì? Cẩm nang kiến thức Điều dưỡng da liễu Điều dưỡng da liễu đang là ngành học nhận được sự quan tâm của rất nhiều thí sinh trên toàn quốc hiện nay. Tỷ lệ thất nghiệp ngành Điều dưỡng như thế nào tại Việt Nam? Tỷ lệ thất nghiệp ngành Điều dưỡng như thế nào tại Việt Nam? Tỷ lệ thất nghiệp ngành Điều dưỡng thế nào bởi nhiều thí sinh đam mê và muốn đăng ký theo học nhưng vẫn còn băn khoăn. Ngành điều Dưỡng xét học bạ không với hệ cao đẳng, đại học? Ngành điều Dưỡng xét học bạ không với hệ cao đẳng, đại học? Ngành Điều dưỡng có xét học bạ không là thắc mắc của rất nhiều thí sinh đang có nguyện vọng đăng ký xét tuyển ngành học này. Lý do chọn ngành Điều dưỡng mà không chọn các ngành khác? Lý do chọn ngành Điều dưỡng mà không chọn các ngành khác? Lý do chọn ngành Điều dưỡng để theo học là gì? Bởi Điều dưỡng là ngành học mục tiêu của rất nhiều bạn trẻ hiện nay. Tình huống giao tiếp giữa Điều dưỡng và bệnh nhân quan trọng Tình huống giao tiếp giữa Điều dưỡng và bệnh nhân quan trọng Tình huống giao tiếp giữa Điều dưỡng và bệnh nhân quan trọng bắt buộc người Điều dưỡng cần nắm bắt chi tiết. 99 câu hỏi phỏng vấn Điều dưỡng quan trọng phổ biến 2024 99 câu hỏi phỏng vấn Điều dưỡng quan trọng phổ biến 2024 99 câu hỏi phỏng vấn Điều dưỡng không thể bỏ qua giúp các ứng viên chuẩn bị kỹ lưỡng cho buổi phỏng vấn sắp tới. Điều dưỡng có được tiêm filler không? Giải đáp câu hỏi chi tiết Điều dưỡng có được tiêm filler không? Giải đáp câu hỏi chi tiết Điều dưỡng có được tiêm filler không? bởi tiêm filler là một trong những kỹ thuật làm đẹp được ưa chuộng hiện nay.