13/09/2024
Người đăng : Nguyễn Bá TrungĐiều dưỡng là ngành nghề được rất nhiều bạn trẻ quan tâm và lựa chọn bởi thu nhập và chế độ đãi ngộ tốt. Vậy, Điều dưỡng có lương hưu không? Cách tính như thế nào? Hãy cùng ban tư vấn Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây.
Câu trả lời là CÓ. Điều dưỡng viên hoàn toàn có thể nhận lương hưu theo Điều 46 Luật Viên chức 2010 quy định về chế độ hưu trí. Hiện nay, các Điều dưỡng làm việc tại các bệnh viện, cơ sở y tế nhà nước đều được tham gia BHXH. Sau kết thúc quá trình đóng BHXH thì Điều dưỡng viên có thể hưởng lương hưu theo quy định. Thông thường, thời gian đóng bảo hiểm của nam là 20 năm và nữ là 15 năm.
Tuy nhiên với những Điều dưỡng viên làm việc ở các cơ sở y tế tư nhân nếu có tham gia đóng BHXH thì họ vẫn hoàn toàn có thể được hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, Điều dưỡng viên cũng có thể tham gia BHXH tự nguyện để được hưởng lương hưu sau này.
Dưới đây là công thức tính lương Cao đẳng điều dưỡng, đại học khi nghỉ hưu theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 để các bạn có thể tham khảo:
Lương hưu hằng tháng = Tỷ lệ hưởng x Mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH.
Trong đó:
– Thời gian tham gia đóng BHXH sẽ quyết định tỷ lệ lương hưu của bạn. Theo đó, những Điều dưỡng viên đóng BHXH từ 30 năm trở lên với nữ và từ 35 năm trở lên đối với nam sẽ được hưởng tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa theo quy định (75%).
– Mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH được tính bằng tổng các khoản tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH sau khi đã được nhân với hệ số trượt giá, chia cho tổng thời gian đóng BHXH của Điều dưỡng viên.
Ví dụ: Một Điều dưỡng viên có mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH trong cả quá trình đóng BHXH là 12,204 triệu đồng/tháng. Lúc này, đây là mức lương cao nhất với tỷ lệ hưởng cao nhất của lương Điều dưỡng viên. Từ đó, chúng ta có thể tính được mức hưởng lương hưu cao nhất mà Điều dưỡng viên này là 75% x 12,204 triệu đồng/tháng = 9,153 triệu đồng/tháng.
Lưu ý: tùy vào từng thời điểm mà quy định về hệ số trượt giá và mức đóng BHXH tối đa cũng sẽ được quy định cụ thể. Do vậy, tùy vào từng thời điểm và từng trường hợp mà mức lương hưu của Điều dưỡng viên được hưởng cũng sẽ không giống nhau.
Theo Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tuổi nghỉ hưu của Điều dưỡng viên là viên chức như sau:
Lưu ý:
– Các Điều dưỡng nằm trong diện đặc biệt, có trình độ chuyên môn cao có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn hơn không quá 5 năm so với quy định nghỉ hưu tại thời điểm hiện tại.
– Với những Điều dưỡng viên bị suy giảm khả năng lao động, làm việc trong môi trường độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm hoặc các vùng có điều kiện kinh tế khó khăn thì có thể nghỉ hưu ở tuổi sớm không quá 5 năm so với quy định của Bộ luật Lao động tại thời điểm bắt đầu nghỉ hưu.
Tổng kết: Như vậy trong điều kiện lao động bình thường, độ tuổi nghỉ hưu của Điều dưỡng viên năm 2024 đối với nam là 61 tuổi và đối với nữ là 56 tuổi 4 tháng.
Hồ sơ đăng ký nhận lương hưu của Điều dưỡng viên sẽ bao gồm các giấy tờ cơ bản như sau:
Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã cung cấp câu trả lời cụ thể cho thắc mắc: Điều dưỡng có lương hưu không? Đây là một trong những nghề đóng vai trò quan trọng trong hệ thống Y tế. Do đó, các bạn hãy chuyên tâm làm việc để được hưởng chế độ lương hưu cao nhất sau này.