Đề thi tốt nghiệp Y sĩ đa khoa khó không? Cấu trúc như thế nào?

Đề thi tốt nghiệp Y sĩ đa khoa khó không? Cấu trúc như thế nào?

11/01/2025

Người đăng : Nguyễn Bá Trung

Đề thi tốt nghiệp Y sĩ đa khoa có không? Cấu trúc như thế nào? Đây là thắc mắc của rất nhiều sinh viên đang theo học ngành này. Hãy cùng tìm câu trả lời chi tiết qua bài viết phía dưới.

Đề thi tốt nghiệp Y sĩ đa khoa là gì?

Đề thi tốt nghiệp Y sĩ đa khoa là tổng hợp những câu hỏi, tình huống dùng để đánh giá toàn bộ kiến thức và kỹ năng của sinh viên trước khi được xác nhận hoàn thành chương trình đào tạo. Đề thi tốt nghiệp Y sĩ đa khoa giúp đánh giá khả năng của sinh viên trong việc áp dụng các kiến thức đã học vào thực tế lâm sàng và chăm sóc người bệnh.

Tìm hiểu về đề thi tốt nghiệp Y sĩ đa khoa

Đề thi tốt nghiệp Y sĩ đa khoa đóng vai trò quan trọng trong kỳ thi tốt nghiệp của các trường đào tạo chuyên ngành này. Đề thi giúp các trường xác nhận được khả năng của sinh viên trước khi trao bằng tốt nghiệp.

Tìm hiểu về đề thi tốt nghiệp Y sĩ đa khoa

Tìm hiểu về đề thi tốt nghiệp Y sĩ đa khoa

Đề thi tốt nghiệp Y sĩ đa khoa có khó không?

Đề thi tốt nghiệp Y sĩ đa khoa yêu cầu sinh viên phải có kiến thức vững vàng cũng như khả năng áp dụng kiến thức đã học vào thực tế. Theo đó, đề thi sẽ bao gồm các phần như: phần thi lý thuyết, phần thi thực hành, phần thi xử lý tình huống,… Các câu hỏi trong đề thi sẽ kiểm tra khả năng phân tích, tư duy cũng như khả năng giải quyết vấn đề trong các tình huống lâm sàng.

Về phần lý thuyết, phạm vi đề thi sẽ không chỉ bao gồm lý thuyết y học cơ bản mà còn bao gồm cả kiến thức của các chuyên ngành như: nhi khoa, nội khoa, ngoại khoa, sản khoa,… cũng như các kỹ thuật và phương pháp điều trị bệnh. Bên cạnh đó, phần thi thực hành đòi hỏi sinh viên phải thành thạo các thao tác, đồng thời đưa ra các chuẩn đoán và kế hoạch điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân.

Thực tế, đề thi Y sĩ đa khoa khó hay dễ sẽ phụ thuộc vào cách thức học và ôn tập của từng thí sinh. Mỗi sinh viên sẽ có khả năng tiếp thu kiến thức và tư duy khác nhau nên việc đánh giá đề thi khó hay dễ sẽ tùy thuộc vào từng cá nhân cụ thể.

Cấu trúc đề thi tốt nghiệp Y sĩ đa khoa

Tùy vào từng trường cụ thể và tùy vào từng năm mà cấu trúc đề thi tốt nghiệp Y sĩ đa khoa sẽ có thể không giống nhau. Tùy nhiên, về cơ bản đề thi sẽ bao gồm các phần chính như sau:

Thi tốt nghiệp ngành Y sĩ đa khoa

Thi tốt nghiệp ngành Y sĩ đa khoa

Phần thi lý thuyết:

Chia ra 2 phần là trắc nghiệm và tự luận.

Trắc nghiệm thường chiếm phần lớn trong đề thi lý thuyết và sẽ bao gồm các lĩnh vực như Sinh lý học, Dược học, Giải phẫu học, Chẩn đoán hình ảnh, y học cộng đồng, y học dự phòng, nội khoa, ngoại khoa, sản khoa, nhi khoa,…

Về phần tự luận sẽ bao gồm các chủ đề lâm sàng. Ví dụ như cách chẩn đoán, điều trị một số bệnh lý hoặc tình huống thực tế nào đó.

Phần thi kỹ năng thực hành:

Trong phần này, sinh viên sẽ được kiểm tra các kỹ năng như kỹ năng khám lâm sàng, kỹ năng xử lý tình huống lâm sàng, kỹ năng thực hiện các kỹ thuật y tế,…

Phần thi xử lý tình huống:

Các câu hỏi trong phần thi này sẽ liên quan đến việc chẩn đoán bệnh lý, lập kế hoạch điều trị, theo dõi và chăm sóc người bệnh,… Đồng thời kiểm tra về cách xử lý các tình huống khẩn cấp của sinh viên trong thực tế.

Ai là người ra đề thi tốt nghiệp Y sĩ đa khoa?

Thông thường các giảng viên và Bác sĩ có kinh nghiệm chuyên môn sẽ là người ra đề thi tốt nghiệp Y sĩ đa khoa. Họ chính là những thành viên của hội đồng thi các trường Trung cấp, Cao đẳng Y sĩ đa khoa. Những người này chịu trách nhiệm xây dựng đề thi sao cho phù hợp với chương trình đào tạo và chuẩn đầu ra của trường.

Các thành viên trong hội đồng thi sẽ thảo luận và đưa ra các câu hỏi phù hợp với tiêu chuẩn nghề nghiệp, đồng thời kiểm tra các kiến thức và kỹ năng cần có của sinh viên trước khi tốt nghiệp.

Quy định về bảo mật, lưu trữ đề thi tốt nghiệp Y sĩ đa khoa

Nhằm đảm bảo tính công bằng và sự an toàn trong bảo mật, việc bảo mật và lưu trữ đề thi đã được quy định cụ thể như sau:

Thi tốt nghiệp ngành Y sĩ đa khoa - Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Thi tốt nghiệp ngành Y sĩ đa khoa – Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Bảo mật đề thi:

Đề thi tốt nghiệp Y sĩ đa khoa phải được phân loại cụ thể và đóng dấu “Mật” hoặc “Tối mật” theo từng mức độ, đồng thời phải được giữ kín cho đến khi bắt đầu thi. Ngoài ra, đề thi cần được lưu trữ trong két sắt hoặc được mật hoàn toàn nếu lưu trữ trên hệ thống điện tử.

Lưu trữ đề thi:

Trước khi thi, đề thi cần được lưu trữ ở nơi an toàn, không được để lộ ra ngoài và chỉ những người có thẩm quyền mới được phép tiếp xúc. Sau khi thi, đề thi sẽ được lưu trữ trong một khoảng thời gian nhất định để phục vụ cho công tác kiểm tra hay khiếu nại.

Người có trách nhiệm bảo quản đề thi:

Các cán bộ được giao nhiệm vụ bảo quản đề thi sẽ có nhiệm vụ bảo quản an toàn tuyệt đối cho đề thi và không ai có thể sao chép đề thi một cách trái phép. Bên cạnh đó, trong quá trình thi phải có các biện pháp giám sát chặt chẽ để tránh rò rỉ đề thi ra bên ngoài hoặc hành vi gian lận.

Xử lý vi phạm về bảo mật đề thi:

Trong tường hợp đề thi bị phát tán, sap chép trước kỳ thi thì tổ chức có thẩm quyền sẽ tiến hành điều tra và xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Hệ thống lưu trữ điện tử:

Một số trường áp dụng lưu trữ đề thi trên hệ thống máy tính thì phải được bảo mật điện tử như mã hóa, quản lý quyền truy cập cũng như sao lưu dữ liệu.

Mẫu đề thi tốt nghiệp Y sĩ đa khoa

Dưới đây là đề thi tốt nghiệp Y sĩ đa khoa phần lý thuyết để các sinh viên có thể tham khảo và làm tài liệu ôn tập:

ĐỀ THI TỐT NGHIỆP

                                      MÔN:  LÝ THUYẾT TỔNG HỢP

Ngành: Y sĩ đa khoa                                                                             Thời gian: 75 phút

  1.     PHẦN A- TRẮC NGHIỆM 60 CÂU – 10 ĐIỂM

Chọn đáp án đúng: (đánh dấu X vào câu trả lời đúng)

Câu 1: Theo Maslow, nhu cầu cơ bản nào sau đây thuộc mức độ thấp?

  1.   Nhu cầu tình cảm và quan hệ
  2.   Nhu cầu an toàn và được bảo vệ.
  3.   Nhu cầu tình cảm và quan hệ, giao tiếp xã hội
  4.   Nhu cầu được tôn trọng

Câu 2: Mục tiêu của chăm sóc kiểm soát nhiễm khuẩn bao gồm:

Duy trì sự phơi nhiễm với các tác nhân nhiễm trùng

Duy trì sự lan rộng của nhiễm trùng

Duy trì sự đề kháng với nhiễm trùng

Bệnh nhân và gia đình học các kỹ thuật kiểm soát nhiễm khuẩn

  1.   1, 2 đúng
  2.   1, 2, 3 đúng
  3.   1, 2, 3, 4 đúng
  4.   3, 4 đúng.

Câu 3: Cách ghi bảng theo dõi mạch, nhiệt, huyết áp:

  1.   Ghi rõ ngày, tháng, sáng, chiều.
  2.   Nhịp thở, huyết áp dùng bút đỏ ghi các chỉ số vào biểu đồ
  3.   Nhiệt độ: đường nối dao động hai lần đo nhiệt bằng bút đỏ
  4.   Mạch: đường nối dao động hai lần đo mạch bằng bút xanh

Câu 4: Sốt cao khi nhiệt độ cơ thể từ:

  1.   38,5-39,5 độ C
  2.   39- 39,5 độ C
  3.   39,5-40 độ C
  4.   39-40 độ C

Câu 5: Theo TCYTTG, trường hợp huyết áp nào được chẩn đoán là tăng huyết áp

140/80 mmHg 2. 130/90 mmHg 3.

150/70 mmHg 4. 180/100 mmHg

  1.   1,2 đúng
  2.   1,2.3 đúng
  3.   1,2,3,4 đúng
  4.   3,4 đúng

Câu 6: Độ cao ảnh hưởng thế nào với tần số và biên độ thở?

  1.   Tăng tần số và biên độ thở.
  2.   Giảm tần số và biên độ thở
  3.   Không ảnh hưởng
  4.   Tất cả đều sai

Câu 7: Khi đốt cháy hoàn toàn 1g Protid sẽ cung cấp cho cơ thể bao nhiêu Kcal?

  1.   4
  2.   5
  3.   6
  4.   7

Câu 8: Glycogen được tổng hợp dự trữ tại đâu là chủ yếu trong cơ thể?

  1.   Não bộ
  2.   Dưới da
  3.   Cả hai
  4.   Thận

Câu 9: Xương hộp thuộc phần xương nào?

  1.   Xương cẳng tay
  2.   Xương cổ tay
  3.   Xương cẳng chân
  4.   Xương cổ chân

Câu 10: Tạng nào lớn và nặng nhất cơ thể?

  1.   Tim
  2.   Cả hai
  3.   Dạ dày
  4.   Phổi

Câu 11: Sức khỏe không phải chỉ là không có bệnh tật hoặc là tàn phế mà là :
A. Một tình trạng thoải mái hoàn toàn về thể chất, tâm thần và xã hội.
B. Một tình trạng thoải mái hoàn toàn về thể chất và xã hội.
C. Một tình trạng thoải mái hoàn toàn về tâm thần và xã hội.
D. Một tình trạng thoải mái hoàn toàn về thể chất và tâm thần

Câu 12: Nhóm cơ nhai do dây thần kinh nào chi phối?

  1.   Dây thần kinh số II
  2.   Dây thần kinh số III
  3.   Dây thần kinh số V
  4.   Dây thần kinh số VII

Câu 13: Cơ nào có tác dụng nâng cánh tay lên?

  1.   Cơ quạ cánh tay
  2.   Cơ Delta
  3.   Cơ cánh tay
  4.   Cơ trên gai

Câu 14: Trung tâm của các chương trình GDSK là:
A. Dự phòng bệnh tật
B. Nâng cao sức khỏe cho cộng đồng
C. Điều trị và dự phòng bệnh tật.
D. Tìm ra những nhu cầu chăm sóc sức khỏe của các cá nhân, gia đình và cộng đồng

Câu 15: GDSK được thực hiện bởi:
A. Điều dưỡng viên
B. Cán bộ y tế nói chung
C. Bác sĩ
D. Y Sĩ

Câu 16: Y học xã hội là lý luận, là cơ sở khoa học của:

  1.   Kinh tế y tế
  2.   Luật pháp y tế
  3.   Tổ chức y tế
  4.   Luật y học

Câu 17: Đối tượng nghiên cứu của y học xã hội và y tế công cộng là sức khỏe của nhân dân trong mối quan hệ với:

  1.   Sức khỏe, thể lực, bệnh tật của cộng đồng
  2.   Thực trạng công tác y tế
  3.   Môi trường sống và các điều kiện kinh tế xã hội
  4.   Các điều kiện tự nhiên.

Câu 18: Để tạo được sức khỏe cho con người, cần phải :
A. GDSK và phối hợp các ngành, đoàn thể xã hội
B. Nâng cao nhận thức tự bảo vệ sức khỏe cho mọi người
C. GDSK, hợp tác liên ngành với ngành y tế và gây sự chuyển biến quan tâm của toàn xã hội
D. Xã hội hóa ngành y tế

Câu 19: Thuốc có nguồn gốc:

  1.   Thực vật, động vật. khoáng vật hay sinh phẩm.
  2.   Thực vật, động vật, khoáng vật.
  3.   Thực vật, động vật, sinh phẩm.
  4.   Thực vật, khoáng vật hay sinh phẩm.

Câu 20: Thuốc dùng qua đường tiêu hóa có rất nhiều ưu điểm vì:

  1.   Thuốc tác dụng nhanh, ít hao hụt.
  2.   Dễ điều chỉnh lượng thuốc.
  3.   Dễ áp dụng, ít hao hụt.
  4.   Dễ điều chỉnh lượng thuốc, tác dụng nhanh.

Câu 21: Thuốc dùng qua đường hô hấp có rất nhiều nhược điểm vì:

  1.   Thuốc tác dụng nhanh, ít hao hụt.
  2.   Dễ điều chỉnh lượng thuốc.
  3.   C.Dễ áp dụng, ít hao hụt.
  4.   Dễ điều chỉnh lượng thuốc, tác dụng nhanh.

Câu 22: Thuốc dùng qua đường Đường tiêm có rất nhiều ưu điểm vì:

  1.   Thuốc tác dụng nhanh, ít hao hụt.
  2.   Kỹ thuật dùng thuốc khá dễ dàng.
  3.   Dễ áp dụng, ít hao hụt.
  4.   Khó áp dụng, hao hụt nhiều.

Câu 23: Các đường chủ yếu thải trừ thuốc ra khỏi cơ thể là:

  1.   Qua thận, gan.
  2.   Tuyến sữa, tuyến mồ hôi.
  3.   Qua thận, Tuyến sữa.
  4.   Gan, tuyến mồ hôi.

Câu 24: Tai biến của thuốc là khi sử dụng thuốc sẽ:

  1.   Gây ra hậu quả xấu cho người sử dụng.
  2.   Không có tác dụng điều trị.
  3.   Không có tác dụng phòng bệnh.
  4.   Có tác dụng điều trị, không có tác dụng phòng bệnh.

Câu 25: Ăn rau sống không sạch, người có thể nhiễm các loại kí sinh trùng sau trừ:

  1.   Giun đũa.
  2.   Lỵ amip
  3.   Trùng roi đường sinh dục
  4.   Trùng lông

Câu 26: Bệnh ký sinh trùng phổ biến nhất ở Việt Nam:

  1.   Giun kim.
  2.   Sốt rét
  3.   Giun móc
  4.   Giun đũa

Câu 27: Ký sinh trùng là:

  1.   Một sinh vật sống.
  2.   Trong quá trình sống nhờ vào các sinh vật khác đang sống.
  3.   Quá trình sống sử dụng các chất dinh dưỡng của sinh vật khác để phát triển và duy trì sự sống.
  4.   Câu A, B, và C đúng

Câu 28: Người là vật chủ chính của các loại KST sau ngoại trừ

  1.   Giun đũa.
  2.   Giun móc
  3.   KST sốt rét.
  4.   Giun kim

Câu 29: Phương thức sinh sản của ký sinh trùng có thể là:

  1.   Phương thức sinh sản hữu tính
  2.   Sinh sản đơn tính
  3.   Sinh sản vô tính
  4.   Tất cả đúng

Câu 30: KST truyền bệnh là:

  1.   Những KST trung gian môi giới truyền bệnh
  2.   Những KST trung gian môi giới truyền bệnh và đôi khi có thể gây bệnh
  3.   Những KST gây bệnh
  4.   Tất cả sai

Câu 31: Dung dịch tiêm truyền là dung dịch vô khuẩn:

  1.   Dùng để nâng huyết áp cơ thể.
  2.   Điều trị cao huyết áp.
  3.   Điều trị nhiễm trùng kéo dài.
  4.   Điều trị những bệnh đường tiêu hóa

Câu 32: Dung dịch NaCl 0.9% dùng để:

  1.   Cung cấp năng lượng cho cơ thể.
  2.   Cung cấp nước cho cơ thể.
  3.   Cung cấp nước và điện giải cho cơ thể.
  4.   Cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Câu 33: Biểu hiện nào dưới đây KHÔNG ĐÚNG với thuộc tính âm dương:

  1.   Hưng phấn thuộc dương, ức chế thuộc âm
  2.   Đất thuộc dương, trời thuộc âm
  3.   Ngày thuộc dương, đất thuộc âm
  4.   Mùa hạ thuộc dương, mùa đông thuộc âm

Câu 34: Sự phân định thuộc tính âm dương về mặt tổ chức học cơ thể bao gồm các mục sau, NGOẠI TRỪ:

  1.   Ngũ tạng thuộc âm
  2.   Lục phủ thuộc dương
  3.   Lưng thuộc âm, ngực thuộc dương
  4.   Khí thuộc dương, huyết thuộc âm

Câu 35: Theo quan điểm của Y học cổ truyền, bệnh tật phát sinh là do các yếu tố dưới đây, NGOẠI TRỪ:

  1.   Âm dương đối lập mất cân bằng
  2.   Âm dương không hỗ căn
  3.   Âm dương cân bằng
  4.   Âm dương không tiêu trưởng

Câu 36: Bệnh hàn dùng thuốc ấm nóng, bệnh nhiệt dùng thuốc mát lạnh. Hư thì bổ, thực thì tả, nguyên tắc điều trị này dựa vào quy luật nào của học thuyết âm dương:

  1.   Âm dương đối lập
  2.   Âm dương hồ căn
  3.   Âm dương tiêu trưởng
  4.   Âm dương bình hành

Câu 37: Âm dương đối lập KHÔNG BAO HÀM nghĩa nào dưới đây:

  1.   Âm dương mâu thuẫn
  2.   Âm dương chế ước
  3.   Vừa đối lập vừa thống nhất
  4.   Âm dương đối lập tuyệt đối

Câu 38: Các phương pháp phục hồi chức năng y học gồm, NGOẠI TRỪ:

  1.   Vật lý trị liệu và chăm sóc điều dưỡng
  2.   Dạy nghề, Tạo Công Ăn Việc Làm
  3.   Ngôn ngữ trị liệu, hoạt động trị liệu, Giải Trí
  4.   Tâm lý trị liệu, tư vấn đồng đẳng

Câu 39: Tàn tật là:

  1.   là tình trạng bệnh ảnh hưởng đến cơ thể người bệnh
  2.   là tình trạng người bệnh không được phục hồi chức năng
  3.   là tình trạng người bệnh không hợp tác trong phục hồi chức năng
  4.   Là tình trạng khiếm khuyết, giảm chức năng, làm cản trở, ảnh hưởng đến vai trò của người bệnh trong xã hội.

Câu 40: Ưu điểm của phục hồi chức năng tại nhà là:

  1.   Thích hợp với điều kiện sống của bệnh nhân.
  2.   Giải quyết được nhiều bệnh nhân
  3.   Giải quyết được tình trạng thiếu nhân lực y tế.
  4.   Giảm tình trạng quá tải tại bệnh viện.

Câu 41: Vật lý trị liệu là

  1.   Môn khoa học nghiên cứu ứng dụng các yếu tố hóa học để phòng và chữa bệnh.
  2.   Môn khoa học nghiên cứu ứng dụng các yếu tố vật lý để phòng và chữa bệnh.
  3.   Môn khoa học nghiên cứu ứng dụng các yếu tố sinh học để chữa bệnh.
  4.   Cả 3 ý trên đều đúng

Câu 42: Ưu Điểm của Phục Hồi Chức Năng dựa vào cộng đồng:

  1.   Giải quyết được nhiều bệnh nhân và phù hợp với điều kiện sống của họ
  2.   Giải quyết được nhiều ca bệnh nặng
  3.   Có nhiều phương tiện kỹ thuật cao
  4.   Có nhiều nhân lực trình độ cao.

Câu 43: Tác nhân gây bỏng gồm:

  1.   Sức nóng
  2.   Luồng điện
  3.   Hóa chất
  4.   Tất cả đều đúng

Câu 44: Bỏng do hóa chất bao gồm:

  1.   làm axit
  2.   Do kiềm
  3.   Do vôi tôi
  4.   A, B, C đúng

Câu 45: Bỏng điện thường gây bỏng sâu tới:

  1.   Lớp thượng bì
  2.   Lớp trung bì
  3.   Lớp cân
  4.   Cơ- xương-mạch máu

Câu 46: Trong chấn thương ngực kín, cần phải lưu tâm đến:

  1.   Tràn máu màng phổi
  2.   Tràn khí màng phổi dưới áp lực
  3.   Tràn dịch màng tim
  4.   A, B, C đúng

Câu 47: Gãy xương hở là:

  1.   Gãy xương kèm theo vết thương phần mềm
  2.   Gãy xương kèm theo vết thương phần mềm ở gần ổ gãy
  3.   Gãy xương kèm vết thương phần mềm thông với ổ gãy
  4.   Gãy xương kèm vết thương phần mềm rộng

Câu 48: Gãy xương hở có nguy cơ nhiễm trùng vì các yếu tố sau:

  1.   Có sự hiện diện của vi khuẩn gây bệnh
  2.   Cơ dập nát hoại tử
  3.   Máu tụ tại ổ gãy
  4.   A, B, C đúng

Câu 49: Chỉ định của thuốc Glucocorticoides

  1.   Thiểu năng tuyến thượng thận, viêm khớp, viêm tim do thấp khớp, bạch cầu cấp
  2.   Cường năng thượng thận, viêm khớp, viêm tim do thấp khớp, sau ghép cơ quan
  3.   Viêm khớp, bạch cầu cấp, viêm cầu thận cấp, lupus ban đỏ
  4.   Bạch cầu cấp, viêm da do vi nấm, lupus ban đỏ, ghép cơ quan.

Câu 50: Những thuộc tính sau thuộc âm, NGOẠI TRỪ:

  1.   Bên trong
  2.   Tích tụ
  3.   Bên dưới
  4.   Vận động

Câu 51: Trong các yếu tố sau, yếu tố nào không đặc trưng cho thiếu máu cấp ở

chi:

  1.   Mất cảm giác vận động.
  2.   Lạnh ở chi.
  3.   Phù ở chi.
  4.   Đau khi ép vào khối cơ ở chi.

Câu 52: Tắc mạch ở chi dưới hay gặp ở các vị trí sau:

  1.   Chạc 3 động mạch chủ – chậu
  2.   Động mạch đùi – khoeo
  3.   Động mạch cảnh
  4.   Câu A, B đúng

Câu 53: Phân chia chung các yếu tố tác động đến mô hình bệnh tật là

  1.   Các yếu tố biến đổi và các yếu tố không biến đổi
  2.   Các yếu tố không biến đổi
  3.   Các yếu tố về chính quyền
  4.   Các yếu tố biến đổi

Câu 54: Yếu tố nào là thuộc yếu tố không biến đổi về tác động đến mô hình bệnh tật

  1.   Học vấn
  2.   Tuổi, giới, di truyền
  3.   Chính sách y tế
  4.   Thuốc lá

Câu 55: Phát biểu nào sai khi nói về hình thể ngoài của Tim?

  1.   Đỉnh tim nằm phía dưới ứng với hai tâm nhĩ, đáy tim ở phía trên ứng với mặt sau hai tâm thất
  2.   Khối cơ rỗng, hình tháp, màu hồng
  3.   Bao bọc lấy 1 khoang rỗng có 4 buồng.
  4.   Cân nặng: 270gr ở nam và 260gr ở nữ.

Câu 56: Vitamin B1 cần thiết cho quá trình chuyển hóa:

  1.   Protid
  2.   chất béo
  3.   Glucid
  4.   Vitamin

Câu 57: Dùng thuốc chữa giun sán cần:

  1.   Dùng thêm thuốc xổ, nhịn đói.
  2.   Uống đúng liều, đúng từng loại.
  3.   Nhịn đói 1 ngày, uống nhiều nước.
  4.   Rẻ tiền, uống nhiều viên.

Câu 58: Chống chỉ định Vitamin D trong trường hợp nào:

  1.   Hạ Canxi máu
  2.   Tăng Canxi máu
  3.   Co giật do suy tuyến giáp trạng.
  4.   Suy dinh dưỡng.

Câu 59: Vitamin B1 được chỉ định trong bệnh:

  1.   Bệnh tê phù (bệnh Béri – Béri).
  2.   Suy dinh dưỡng.
  3.   Chán ăn, suy nhược cơ thể.
  4.   Nhiễm trùng kéo dài.

Câu 60: Thông qua việc giáo dục sức khỏe, cá nhân và cộng đồng phải ngoại trừ :
A. Tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động bảo vệ sức khỏe
B. Tự quyết định lấy những biện pháp bảo vệ sức khỏe thích hợp
C. Tự quyết định lấy những phương pháp điều trị y tế phù hợp
D. Biết sử dụng hợp lý những dịch vụ y tế

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về đề thi ngành Y sĩ đa khoa mà Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã tổng hợp. Hy vọng các bạn đã nắm chắc được cấu trúc đề thi và có kế hoạch ôn tập cụ thể để đạt kết quả cao trong kỳ thi.

5/5 - (1 bình chọn)
0/5 (0 Reviews)
tin cùng chuyên mục
Đồng phục Y sĩ đa khoa thể hiện sự tin tưởng cho bệnh nhân Đồng phục Y sĩ đa khoa được sử dụng để thể hiện tính đồng bộ, chuyên nghiệp cũng như tạo sự tin tưởng cho bệnh nhân. Học Y sĩ Đa khoa có khó không? Cách nào học tốt Y sĩ đa khoa? Học Y sĩ đa khoa có khó không được nhiều phụ huynh và thí sinh quan tâm đến bởi lĩnh vực Y tế ngày càng phát triển tăng cao. Học Y đa khoa có khó không? Nên theo học Y đa khoa không? Học Y đa khoa có khó không? Đây là thắc mắc của rất nhiều thí sinh đang có ý định đăng ký xét tuyển ngành học này. Chuyển đổi Y sĩ sang Điều dưỡng là gì? Nhu cầu học ra sao? Học chuyển đổi Y sĩ đang Điều dưỡng có thể phát triển trong tương lai. Vậy chương trình học này như thế nào? Y sĩ Đa khoa là gì? Cẩm nang kiến thức Y sĩ Đa khoa chi tiết Y sĩ đa khoa là gì hay cách phân biệt với Điều dưỡng đa khoa. Sự nhầm lẫn này đã khiến không ít sĩ tử đăng ký sai nguyện vọng. Báo cáo thực tập Y sĩ Đa khoa là gì? Có tầm quan trọng thế nào? Báo cáo thực tập Y sĩ đa khoa là tài liệu quan trọng giúp đánh giá kết quả rèn luyện thực tế của sinh viên. Học chuyển đổi Điều dưỡng sang Y sĩ: Tổng hợp kiến thức chuẩn Học chuyển đổi Điều dưỡng sang Y sĩ để gia tăng cơ hội nghề nghiệp cũng như thu nhập cho bản thân. Cùng tìm hiểu chi tiết Bằng Y sĩ Đa khoa là gì? Bằng Y sĩ đa khoa làm công việc gì? bằng Y sĩ Đa khoa là gì? Học ở đâu để lấy bằng này? Chúng ta hãy cùng tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây. Y sĩ có được kê đơn thuốc không? Tìm hiểu 5 loại Y sĩ phổ biến Y sĩ có được kê đơn thuốc không bởi Y sĩ là những người hành nghề khám chữa bệnh và hỗ trợ trực tiếp cho các Bác sĩ.