23/08/2024
Người đăng : Nguyễn Bá TrungĐể trở thành một Điều dưỡng viên, chắc chắn ai cũng từng nghe đến 12 nhiệm vụ chuyên môn của Điều dưỡng. Các nhiệm vụ này là quy tắc về y đức, vai trò của người Điều dưỡng do Bộ Y tế đã đề ra.
12 nhiệm vụ của Điều dưỡng là những quy tắc về y đức cần có của một người làm việc trong ngành Y tế. Những nhiệm vụ này được ví như “kim chỉ nam” giúp các Điều dưỡng tìm được phương hướng đúng đắn cho mình trong công việc.
Với những người Điều dưỡng, y đức là yếu tố không thể thiếu và cần không ngừng cải thiện song hành với năng lực chuyên môn. Một người làm việc trong lĩnh vực Y tế có y đức luôn được bệnh nhân, người nhà tôn trọng và xã hội công nhận.
Ngày 6/11/1996, Bộ Y tế đã chính thức ban hành “Quy định về y đức” áp dụng cho những người làm trong lĩnh vực Y tế tại Việt Nam. Cụ thể 12 nhiệm vụ chuyên môn của Điều dưỡng như sau:
Nhiệm vụ cần được ưu tiên hàng đầu trong 12 nhiệm vụ của người Điều dưỡng là phải tư vấn, hướng dẫn rõ ràng cho bệnh nhân và người nhà đến thăm khám hay nhập viện về giáo dục sức khỏe. Không chỉ như vậy, Điều dưỡng cần phải hướng dẫn chi tiết cách tự chăm sóc, theo dõi và phòng bệnh khi nằm viện và sau xuất viện.
Ngoài chăm sóc về mặt sức khỏe thể chất, người bệnh còn phải được động viên, chăm sóc về tinh thần. Trong 12 nhiệm vụ Điều dưỡng đã có quy định cụ thể về thái độ của nhân viên Y tế đối với bệnh nhân và người nhà. Họ cần giải đáp những thắc mắc, băn khoăn của người bệnh về tình trạng của mình, tránh để sự lo lắng ảnh hưởng đến tinh thần và quá trình trình điều trị.
Công việc hỗ trợ chăm sóc vệ sinh cá nhân gồm làm sạch răng miệng, thân thể, thay đồ, đại tiện và tiểu tiện. Những bệnh nhân có tình trạng bệnh nhẹ hoàn toàn có thể tự thực hiện việc vệ sinh cá nhân theo hướng dẫn của Điều dưỡng viên. Đối với các bệnh nhân cấp I thì Điều dưỡng sẽ trực tiếp hỗ trợ.
Quy định tiếp theo trong 12 nhiệm vụ của Điều dưỡng là chăm sóc về mặt dinh dưỡng cho người bệnh. Mỗi người có một nhu cầu dinh dưỡng và tình trạng sức khỏe khác nhau. Điều dưỡng cần phối hợp với các bác sĩ để có đánh giá chính xác.
Sau quá trình điều trị, những bệnh nhân có tình trạng quá nghiêm trọng cần được hỗ trợ phục hồi chức năng. Điều dưỡng viên là người trực tiếp kết hợp với các khoa, phòng ban để có hướng dẫn thực hiện phục hồi chức năng đúng chuẩn, phù hợp.
Với các đối tượng cần thực hiện phẫu thuật hay thủ thuật, bác sĩ thường có chỉ định riêng và đề nghị các Điều dưỡng phối hợp thực hiện. Một số nhiệm vụ của Điều dưỡng trong trường hợp bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật, thủ thuật như sau:
Khi người bệnh sử dụng thuốc, các Điều dưỡng cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
Những bệnh nhân đang hấp hối cần được Điều dưỡng bố trí phòng bệnh thích hợp để tránh ảnh hưởng đến người bệnh khác. Đối với trường hợp tử vong cần tiến hành vệ sinh tử thi và thực hiện các thủ tục như quản lý tư trang, bàn giao thi thể cho nhân viên nhà xác.
Dựa theo 12 nhiệm vụ chuyên môn của Điều dưỡng, các bệnh viện sẽ có quy định cụ thể sao cho phù hợp. Khi làm việc Điều dưỡng viên cần tuân thủ đúng các nguyên tắc này để đảm bảo quá trình điều trị tốt nhất cho người bệnh.
Nhiệm vụ thứ 10 của người Điều dưỡng viên là cần theo dõi và có đánh giá về bệnh nhân. Đây là nguyên tắc quan trọng để sắp xếp mức độ ưu tiên khám bệnh, điều trị. Công việc này cần phối hợp chặt chẽ với bác sĩ để có sự phân cấp hợp lý. Không chỉ như vậy, Điều dưỡng viên cũng cần theo dõi các dấu hiệu sinh tồn của người bệnh để có hướng xử lý kịp thời.
Đối tượng công việc của người Điều dưỡng là con người nên mọi sai sót đều không được xảy ra. Do đó, khi làm việc Điều dưỡng viên cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn, sử dụng thuốc đúng cách để tránh nhầm lẫn.
Quy định cuối cùng trong 12 nhiệm vụ chăm sóc của Điều dưỡng, người Điều dưỡng viên cần cẩn thận khi ghi chép hồ sơ bệnh án như:
Điều dưỡng là một trong những ngành đào tạo chất lượng tại Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch. Chương trình đào tạo của nhà trường hướng đến việc đem lại cho ngành Y tế nguồn nhân lực chất lượng, có kiến thức, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp.
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có chức danh nghề nghiệp Điều dưỡng Cao đẳng có thể làm công việc chăm sóc, hỗ trợ bác sĩ điều trị cho bệnh nhân tại các cơ sở y tế. Sinh viên được Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch đào tạo thích nghi nhanh chóng với công việc thực tế.
Bên cạnh chú trọng lý thuyết, nhà trường còn tạo điều kiện để sinh viên được thực hành, thực tập tại các cơ sở y tế. Đội ngũ giảng viên đều là những người có chuyên môn cao, học hàm Thạc sĩ, Tiến sĩ, Phó giáo sư. Năm 2024, nhà trường đang tích cực mở rộng liên kết với các bệnh viện lớn trên khắp cả nước để mang đến cơ hội thực tập trực tiếp cho sinh viên.
Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch là một trong những trường Cao đẳng Điều dưỡng Hồ Chí Minh đang tổ chức tuyển sinh qua hình thức xét tuyển với các thí sinh có bằng tốt nghiệp THPT. Thời gian đào tạo 3 năm với học phí ngành Điều dưỡng hệ chính quy là 1.200.000 đồng/ tháng.
Trên đây là những chia sẻ chi tiết về 12 nhiệm vụ chuyên môn của Điều dưỡng được Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch tổng hợp trong bài viết này. Đây là các nguyên tắc mà người Điều dưỡng viên cần tuân thủ để hoàn thành tốt nhiệm vụ của một người làm việc trong ngành Y tế.