25/11/2024
Người đăng : Nguyễn Bá TrungĐiều dưỡng đóng vai trò thiết yếu trong quá trình chăm sóc, điều trị và hỗ trợ bệnh nhân. Vậy, vai trò của Điều dưỡng là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết phía dưới.
Để hoàn thành vai trò của nghề Điều dưỡng, bên cạnh các kiến thức chuyên môn và kỹ năng ngành nghề, Điều dưỡng viên cần chăm sóc bệnh nhân toàn diện cả về thể chất và tinh thần cũng như phối hợp tốt với các phòng ban khác để cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho người bệnh.
Vai trò của Điều dưỡng là các chức năng, nhiệm vụ của Điều dưỡng viên trong chăm sóc sức khỏe quá trình chăm sóc sức khỏe cho người bệnh. Từ đó, giúp bệnh nhân đảm bảo sự an toàn, sức khỏe và phục hồi nhanh chóng nhất.
Thực tế hiện nay, người Điều dưỡng không chỉ hỗ trợ Bác sĩ trong công tác điều trị mà còn đóng một vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho bệnh nhân.
Điều dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình chăm sóc, cải thiện và nâng cao sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Các vai trò của Điều dưỡng được thể hiện cụ thể như sau:
Điều dưỡng viên sẽ sử dụng quy trình Điều dưỡng để nhận định, xây dựng và thực hiện các kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân. Đồng thời họ cần đảm cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho người bệnh cũng như thường xuyên quan tâm thăm hỏi, động viên để giúp bệnh nhân thoải mái, yên tâm điều trị và đạt hiệu quả hồi phục nhanh nhất.
Các Điều dưỡng chịu trách nhiệm quản lý chăm sóc và đảm bảo rằng kế hoạch chăm sóc cho người bệnh đạt được hiệu quả cao nhất. Theo đó, họ cần đảm bảo tính liên tục trong chăm sóc người bệnh từ lúc nhập viện đến lúc xuất viện, sử dụng khả năng giao tiếp và kiến thức nhằm thực hiện hoạt động quản lý các bệnh nhân. Ngoài ra, Điều dưỡng viên còn có nhiệm vụ giám sát và hướng dẫn người bệnh chăm sóc sức khỏe tại nhà.
Sử dụng các kiến thức và kỹ năng của bản thân để để đào tạo và truyền đạt kinh nghiệm thực tế, hữu ích cho đội ngũ Điều dưỡng viên kế cận trong tương lai. Bên cạnh đó, bạn cần tư vấn và giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân, người nhà và cộng đồng để nâng cao sức khỏe và phòng chống các biến chứng có thể xảy ra.
Tham gia nghiên cứu và thực hiện các đề tài nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật thuộc lĩnh vực Điều dưỡng. Từ đó, nâng cao kiến thức, kỹ năng ngành nghề cho Điều dưỡng viên cũng như ứng dụng các thành tựu nghiên cứu vào công tác đào tạo, quản lý, nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh của người Điều dưỡng.
Điều dưỡng viên cần kết hợp giữa kiến thức chuyên môn, kỹ năng giao tiếp, sự tận tâm, chu đáo cũng như khả năng quản lý công việc để thực hiện vai trò của Điều dưỡng một cách xuất sắc. Dưới đây là một số phương pháp để thực hiện vai trò của Điều dưỡng hiệu quả:
Để thực hiện công việc một cách chính xác và đạt hiệu quả cao, Điều dưỡng viên cần có kiến thức điều dưỡng cơ bản và kỹ năng vững vàng. Ngoài ra, các bạn cần liên tục cập nhật các tiến bộ Y học để nâng cao kiến thức để cung cấp dịch vụ tốt nhất cho người bệnh.
Điều này giúp người Điều dưỡng tiếp cận với bệnh nhân, lắng nghe ý kiến, giải đáp thắc mắc cho bệnh nhân cũng như người nhà của họ. Bên cạnh đó, các kỹ năng này giúp bạn phối hợp nhịp nhàng với các phòng ban và đạt hiệu quả cao trong công việc.
Không những chăm sóc, theo dõi tình trạng sức khỏe của người bệnh, Điều dưỡng viên cần luôn cảm thông và thấu hiểu nhu cầu về tinh thần, cảm xúc của họ. Có như vậy, bệnh nhân mới cảm thấy an tâm và thoải mái và sẵn sàng tham gia vào quá trình điều trị.
Người Điều dưỡng cần biết ưu tiên những công việc quan trọng và kịp thời đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân để hoàn thành tất cả các nhiệm vụ trong một ngày. Do đó, việc biết quản lý thời gian và sắp xếp công việc là vô cùng quan trọng.
Bạn cần tuân thủ các quy chuẩn đạo đức, các quy định của tổ chức cũng như bảo mật thông tin của bệnh nhân để trở thành một người Điều dưỡng giỏi. Đồng thời, Điều dưỡng viên cần làm việc với tinh thần trách nhiệm cao để đảm chất chất lượng chăm sóc tốt nhất cho người bệnh.
Hiện nay, vai trò của Điều dưỡng viên trong điều trị và chăm sóc người bệnh ngày càng được xã hội công nhận. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại và thách thức trong việc thực hiện vai trò của Điều dưỡng tại các cơ sở Y tế.
Điều dưỡng viên luôn phải làm việc trong tình trạng quá tải, thiếu hụt nhân lực trầm trọng và thường xuyên phải làm tăng ca. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng chăm sóc sức khỏe của người bệnh.
Do không được đào tạo liên tục để nâng cao trình độ, thiếu thốn về cơ sở vật chất và trang thiết bị khiến cho người Điều dưỡng không thể theo dõi tình trạng sức khỏe chi tiết cho từng bệnh nhân, quan tâm đến nhu cầu tâm lý của họ hoặc giáo dục sức khỏe cho người bệnh một cách đầy đủ. Để cải thiện tình trạng này, cần có các chính sách đào tạo và tăng cường nhân lực cũng như kế hoạch cải thiện cơ sở vật chất cho các cơ sở Y tế.
Điều dưỡng viên đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn tuy nhiên ở một số cơ sở Y tế công tác này vẫn chưa được thực hiện hiệu quả.
Việc tuân thủ quy trình vệ sinh, kiểm soát dụng cụ y tế và môi trường tại các cơ sở Y tế đôi khi chưa được thực hiện nghiêm ngặt do thiếu nhân lực và thiết bị. Hơn nữa, các Điều dưỡng viên vẫn chưa được cập nhật kiến thức mới về các phương pháp kiểm soát nhiễm khuẩn. Do đó, cần cải thiện cơ sở vật chất, tăng cường đào tạo chuyên môn cũng như nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của kiểm soát nhiễm khuẩn trong chăm sóc sức khỏe không chỉ cho người Điều dưỡng mà còn cho bệnh nhân, người nhà và cộng đồng.
Công tác giảm đau, chăm sóc tinh thần và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo của Điều dưỡng hiện nay vẫn chưa được thực hiện đầy đủ. Thực tế, việc chăm sóc giảm nhẹ thường bị xem nhẹ hoặc bỏ qua ở một số cơ sở y tế, đặc biệt là trong môi trường bệnh viện. Lý do là bởi ở đây các bệnh nhân thường phải đối mặt với các vấn đề Y tế cấp tính.
Do trình độ chuyên môn giữa các Điều dưỡng vẫn chưa đồng đều, có những Điều dưỡng viên đôi khi không được đào tạo chuyên sâu về chăm sóc giảm nhẹ khiến cho thiếu kiến thức và kỹ năng để hỗ trợ bệnh nhân. Chính vì thế, cần chú trọng đào tạo và cải thiện các dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ tại các cơ sở Y tế hiện nay.
Do thiếu nhân lực chuyên môn và thiết bị phục hồi chức năng nên công tác này vẫn chưa được triển khai đầy đủ và hiệu quả. Các Điều dưỡng viên thường không có đủ thời gian và phải đáp ứng khối lượng công việc lớn nên việc theo dõi và thực hiện các bài tập phục hồi cho bệnh nhân chưa được chú trọng dẫn đến hiệu quả hồi phục của bệnh nhân chưa cao.
Đặc biệt, việc đào tạo các kiến thức về phục hồi chức năng cho Điều dưỡng viên còn hạn chế. Chính vì vậy, cần tăng cường đầu tư vào cơ sở vật chất, đào tạo chuyên sâu cho người Điều dưỡng và nâng cao nhận thức về vai trò của Điều dưỡng viên trong phục hồi chức năng.
Qua bài viết trên, Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã cung cấp toàn bộ thông tin về vai trò của Điều dưỡng để các bạn có thể tham khảo. Hy vọng những thông tin này hữu ích và giúp bạn thực hiện đúng và đầy đủ các vai trò cần thiết của nghề nghiệp.