Quy trình truyền máu điều dưỡng gồm bước nào? Cần lưu ý gì?

Quy trình truyền máu điều dưỡng gồm bước nào? Cần lưu ý gì?

17/05/2025

Người đăng : Nguyễn Bá Trung

Quy trình truyền máu điều dưỡng là một kỹ thuật điều trị quan trọng, đòi hỏi sự chính xác và tuân thủ nghiêm ngặt quy định an toàn. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp toàn bộ thông tin về quy trình truyền máu điều dưỡng và những lưu ý khi thực hiện để các bạn có thể nắm được.

Quy trình truyền máu điều dưỡng – Các bước thực hiện

Dưới đây là quy trình truyền máu điều dưỡng chuẩn để các bạn tham khảo:

Quy trình truyền máu điều dưỡng – Các bước thực hiện

Quy trình truyền máu điều dưỡng – Các bước thực hiện

Bước 1: Chuẩn bị

Đối với người bệnh

  • Giải thích cho người bệnh và người nhà về mục đích, lợi ích và nguy cơ của truyền máu để họ nắm rõ và tạo sự hợp tác khi thực hiện;
  • Kiểm tra hồ sơ truyền máu của bệnh nhân như đơn bác sĩ, kết quả định nhóm máu, phiếu phản ứng chéo nếu có;
  • Đo mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở,… cho bệnh nhân;
  • Kiểm tra và đảm bảo người bệnh không có dấu hiệu dị ứng hoặc tiền sử phản ứng với máu trước khi thực hiện truyền.

Chuẩn bị dụng cụ

  • Các dụng cụ cần thiết mà Điều dưỡng viên cần chuẩn bị để thực hiện truyền máu bao gồm: bộ dây truyền máu có bộ lọc, dung dịch NaCl 0.9%, cồn sát khuẩn, găng tay, garo, băng dính, kim luồn hoặc kim cánh bướm, phiếu theo dõi truyền máu, hệ thống báo động hoặc thiết bị theo dõi tự động nếu có,=.

Bước 2: Thực hiện truyền máu

  • Điều dưỡng viên nhận máu từ ngân hàng máu, đồng thời kiểm tra tên túi máu, nhóm máu, số túi, hạn sử dụng. Đặc biệt túi máu không được có máu đông hoặc dấu hiệu bất thường. Sau đó, so sánh thông tin túi máu với phiếu chỉ định truyền máu.
  • Về phía người bệnh, Điều dưỡng kiểm tra danh tính người bệnh về tên, tuổi, mã số ngay tại giường bệnh. Bên cạnh đó, kiểm tra nhóm máu người bệnh và nhóm máu trên túi máu, đồng thời đối chiếu lần cuối giữa 3 thành phần là người bệnh, túi máu và phiếu chỉ định.
  • Khi thực hiện truyền máu, Điều dưỡng luồn kim truyền tĩnh mạch rồi gắn dây truyền máu. Ban đầu sẽ truyền chậm khoảng 10 – 20 giọt/phút trong 15 phút. Trong khoảng thời gian này, Điều dưỡng viên tiến hành quan sát người bệnh để phát hiện phản ứng sớm. Nếu bệnh nhân không có biểu hiện gì bất thường trong 15 phút đầu thì có thể tiến hành tăng tốc độ theo y lệnh. Thông thường hoàn thành 1 đơn vị máu sẽ trong 2–4 giờ.

Bước 3: Theo dõi trong và sau truyền máu

  • Trong khi truyền máu cho người bệnh, Điều dưỡng thực hiện theo dõi sinh hiệu mỗi 15 phút trong 30 phút đầu, sau đó giãn ra với thời gian mỗi 30–60 phút. Nếu có dấu hiệu bất thường như sốt, rét run, đau đầu, khó thở, nổi mẩn, đau ngực, đau thắt lưng,… cần tiến hành báo lại cho Bác sĩ phụ trách.
  • Sau khi truyền máu xong, Điều dưỡng viên rút kim và băng vết thương cho bệnh nhân để cầm máu. Tiếp theo, Điều dưỡng ghi nhận lượng máu đã truyền, thời gian truyền và các phản ứng nếu có, đồng thời vẫn tiếp tục theo dõi sinh hiệu trong 1–2 giờ nữa sau truyền.

Bước 4: Xử trí khi có phản ứng truyền máu

  • Trong trường hợp bệnh nhân có phản ứng truyền máu, Điều dưỡng cần tiến hành ngừng truyền ngay lập tức và báo với Các sĩ trực tiếp để xử trí kịp thời. Đồng thời, Điều dưỡng viên giữ lại túi máu và dây truyền để gửi xét nghiệm. Đối với người bệnh, tiến hành theo dõi và hỗ trợ thở oxy, truyền dịch, dùng thuốc theo chỉ định Bác sĩ.

Bước 5: Ghi chép hồ sơ

  • Điều dưỡng viên ghi đầy đủ vào hồ sơ bệnh án, bao gồm các thông tin như loại máu, số túi, thời gian bắt đầu và kết thúc, sinh hiệu, phản ứng nếu có, chữ ký Điều dưỡng.

Vai trò của Điều dưỡng trong quy trình truyền máu

Điều dưỡng không chỉ là người thực hiện kỹ thuật mà còn là người theo dõi, đánh giá và xử trí các tình huống phát sinh. Dưới đây là các vai trò của Điều dưỡng trong quy trình truyền máu:

  • Tiếp nhận và xác nhận y lệnh truyền máu;
  • Đánh giá tình trạng lâm sàng, tiền sử dị ứng, phản ứng truyền máu trước đây của bệnh nhân;
  • Giải thích quy trình để người bệnh hợp tác và giảm lo lắng cho họ trước khi truyền;
  • Đo và ghi nhận dấu hiệu sinh tồn trước khi truyền máu cho bệnh nhân;
  • Kiểm tra đúng toàn bộ thông tin và đảm bảo an toàn túi máu, đồng thời chắc chắn rằng không truyền máu khi có bất kỳ sai lệch hoặc nghi ngờ nào;
  • Chuẩn bị dụng cụ và môi trường vô khuẩn để tiến hành quy trình truyền máu điều dưỡng;
  • Tiến hành luồn kim, nối dây truyền máu theo đúng quy trình;
  • Truyền máu đúng tốc độ, và theo dõi sát trong 15–30 phút đầu để phát hiện các phản ứng của bệnh nhân;
  • Ghi nhận đầy đủ thời gian bắt đầu truyền máu;
  • Theo dõi dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân định kỳ để phát hiện bất thường và dừng truyền khi có dấu hiệu phản ứng;
  • Ghi rõ ràng và đầy đủ các thông tin về quy trình truyền máy và báo cáo các sự cố truyền máu theo đúng quy định nếu có;
  • Hướng dẫn người bệnh nhận biết dấu hiệu phản ứng muộn sau khi truyền máu để tránh các ảnh hưởng xấu có thể xảy ra;
  • Tư vấn chế độ nghỉ ngơi, theo dõi thêm sau truyền máu cho người bệnh và người nhà của họ;
  • Đối với những người truyền máu lần đầu hoặc lo lắng khi truyền máu, động viên tâm lý để họ giảm bớt căng thẳng.

Làm sao để thực hiện đúng quy trình truyền máu điều dưỡng

Để thực hiện đúng quy trình truyền máu điều dưỡng, điều dưỡng viên cần tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc và lưu ý quan trọng dưới đây:

Làm sao để thực hiện đúng quy trình truyền máu điều dưỡng

Làm sao để thực hiện đúng quy trình truyền máu điều dưỡng

  • Nắm vững kiến thức chuyên môn về quy trình truyền máu chuẩn, từ khâu tiếp nhận y lệnh, kiểm tra máu, đến theo dõi và xử trí phản ứng;
  • Biết phân biệt các loại chế phẩm máu, đồng thời nắm rõ các chỉ định và chống chỉ định truyền máu;
  • Khi thực hiện quy trình truyền máu điều dưỡng, cần tuân thủ 3 nguyên tắc “ĐÚNG” là đúng người bệnh, đúng nhóm máu và đúng chế phẩm máu;
  • Không truyền máu nếu có bất kỳ điểm nào nghi ngờ dù là nhỏ nhất;
  • Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ và đúng quy cách;
  • Truyền máu đúng kỹ thuật và đặc biệt lưu ý không bao giờ trộn máu với dung dịch glucose hay thuốc khác;
  • Theo dõi chặt chẽ sinh hiệu theo mốc thời gian và xử trí kịp thời nếu có phản ứng truyền máu;
  • Ghi chép đầy đủ, trung thực và kịp thời về hồ sơ quy trình truyền máu;
  • Thường xuyên tham gia các buổi tập huấn, cập nhật hướng dẫn mới về quy trình truyền máu;
  • Rèn luyện kỹ năng thực hành đúng chuẩn và đánh giá định kỳ năng lực truyền máu của bản thân.

Lưu ý và nguyên tắc an toàn trong quy trình truyền máu điều dưỡng

Dưới đây là những lưu ý quan trọng và nguyên tắc an toàn trong quy trình truyền máu mà Điều dưỡng viên cần tuân thủ:

Nguyên tắc an toàn trong truyền máu

Khi thực hiện quy trình truyền máu, Điều dưỡng cần tuân thủ nguyên tắc 3 đúng và 5 kiểm tra như sau:

Nguyên tắc 3 đúng:

  • Đúng người bệnh: xác nhận tên, mã số, ngày sinh, số giường;
  • Đúng nhóm máu: nhóm máu người bệnh khớp với nhóm máu trên túi máu;
  • Đúng chế phẩm máu: loại, số lượng, hạn dùng, tình trạng bảo quản.

Nguyên tắc 5 kiểm tra:

  • Kiểm tra thông tin túi máu bao gồm: tên, số, hạn dùng, nhóm máu;
  • Kiểm tra màu sắc, tính chất máu để đảm bảo không vón, không lắng bất thường;
  • Kiểm tra tình trạng túi máu, không để tình trạng bị rách, rò rỉ;
  • Kiểm tra giấy tờ, phiếu xét nghiệm, phản ứng chéo;
  • Kiểm tra dấu hiệu sinh tồn bệnh nhân trước truyền máu.

Các lưu ý quan trọng khi truyền máu

  • Không bao giờ truyền khi thông tin không khớp và nếu có bất kỳ sai lệch nào giữa tên người bệnh, nhóm máu hoặc túi máu thì cần tiến hành ngừng truyền, đồng thời báo ngay cho Bác sĩ;
  • Không trộn lẫn máu với thuốc hoặc dung dịch khác, Điều dưỡng chỉ được truyền chung với NaCl 0.9%, đặc biệt lưu ý không dùng glucose hoặc thuốc khác vì có thể gây tán huyết;
  • Luôn bắt đầu truyền máu chậm trong 15 phút đầu vì đây là thời điểm dễ xảy ra phản ứng truyền máu cấp gây dị ứng hoặc sốc phản vệ cho bệnh nhân;
  • Truyền chậm khoảng 10–20 giọt/phút để theo dõi phản ứng của người bệnh;
  • Theo dõi sát sinh hiệu và triệu chứng bất thường trong quá trình truyền, và sau khi kết thúc;
  • Xử trí đúng khi có phản ứng truyền máu xảy ra.

Nguyên tắc ghi chép và báo cáo

  • Ghi đầy đủ, trung thực và chính xác, có chữ ký người thực hiện. Đồng thời báo cáo bất kỳ sự cố, phản ứng bất thường nào kịp thời và đúng quy trình để tránh hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Quản lý và bảo quản máu an toàn

  • Túi máu phải được bảo quản đúng nhiệt độ trong khoảng từ 2–6°C. Đặc biệt lưu ý, không để máu ngoài môi trường quá 30 phút trước truyền;
  • Không dùng máu quá hạn, đông vón, rò rỉ hoặc có màu sắc bất thường để truyền cho bệnh nhân.

Bài viết trên đã cung cấp toàn bộ thông tin về quy trình truyền máu điều dưỡng mà Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã tổng hợp. Không chỉ là kỹ thuật chuyên môn, quy trình truyền máu điều dưỡng còn là yếu tố then chốt đảm bảo an toàn và hiệu quả trong điều trị. Chính vì vậy, các Điều dưỡng viên cần tuân thủ nghiêm ngặt các bước trong quy trình giúp nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ tính mạng người bệnh.

 

5/5 - (1 bình chọn)
0/5 (0 Reviews)
tin cùng chuyên mục
Điều dưỡng trưởng có vai trò, nhiệm vụ gì? Lương được bao nhiêu? Điều dưỡng trưởng là gì? Làm thế nào để trở thành Điều dưỡng trưởng? Hãy cùng đi tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây. Điều dưỡng khối A00 lấy bao nhiêu điểm? Học trường nào uy tín? Điều dưỡng khối A00 là lựa chọn hấp dẫn cho những ai đam mê công việc chăm sóc sức khỏe và có năng lực về các môn khoa học tự nhiên. Ngành Điều dưỡng trong tương lai như thế nào? Tìm hiểu chi tiết Ngành Điều dưỡng trong tương lai như thế nào bởi ngành Điều dưỡng hiện nay đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Cơ hội việc làm ngành Điều dưỡng trong và ngoài nước thế nào? Cơ hội việc làm ngành Điều dưỡng thế nào bởi ngành Điều dưỡng hiện nay đang mở ra vô vàn cơ hội việc làm hấp dẫn cho người học. Thực trạng ngành Điều dưỡng hiện nay điều đạt và chưa đạt được Thực trạng ngành Điều dưỡng hiện nay tại Việt Nam về những thành tựu đã đạt và chưa đạt được để các bạn có thể nắm được. Xu hướng phát triển ngành Điều dưỡng Việt Nam như thế nào? Xu hướng phát triển ngành Điều dưỡng Việt Nam diễn ra thế nào. Cùng tìm hiểu những tác động, thách thức và định hướng cụ thể. Học Điều dưỡng có cần giỏi Hóa không? Hóa đóng vai trò gì? Học Điều dưỡng có cần giỏi Hóa không? Đây là thắc mắc của rất nhiều thí sinh và sinh viên khi mới bắt đầu học ngành Điều dưỡng. Ngày Điều dưỡng Việt Nam ý nghĩa, lời chúc hay giá trị nhất Ngày Điều dưỡng Việt Nam là dịp đặc biệt để tôn vinh những cống hiến và đóng góp quan trọng của đội ngũ điều dưỡng viên trong ngành y tế. Sinh học di truyền Cao đẳng Điều dưỡng gồm những nội dung gì? Sinh học di truyền Cao đẳng Điều dưỡng giúp nắm rõ mối liên hệ giữa yếu tố di truyền và sức khỏe để từ đó nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe.

Đang gửi thông tin đăng ký vui lòng đợi trong giây lát