Nguyên tắc xác định, phạm vi hành nghề của Điều dưỡng là gì?

Nguyên tắc xác định, phạm vi hành nghề của Điều dưỡng là gì?

15/06/2024

Người đăng : Nguyễn Bá Trung

Với những thí sinh chuẩn bị học ngành Điều dưỡng cần hiểu rõ nguyên tắc xác định và phạm vi hành nghề của Điều dưỡng. Đây được xem là kiến thức quan trọng để bạn hiểu hơn về công việc dự định theo đuổi, từ đó biết cách lên cho mình kế hoạch học tập và mục tiêu nghề nghiệp phù hợp.

Nguyên tắc, phạm vi hành nghề của Điều dưỡng

Nguyên tắc xác định phạm vi hành nghề của Điều dưỡng theo quy định tại Điều 10 Thông tư số 32/2023/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế như sau:

  • Phù hợp với văn bằng, chứng chỉ/chứng nhận chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam.
  • Phù hợp với năng lực thực hiện hoạt động khám – chữa bệnh bao gồm các phương pháp, kỹ thuật chuyên môn của người hành nghề theo chuyên khoa đăng ký hành nghề.
  • Phạm vi hành nghề bao gồm việc khám – chữa bệnh, kê đơn thuốc, kỹ thuật chuyên môn, chế độ chăm sóc, chế độ dinh dưỡng, tư vấn, giáo dục sức khỏe người bệnh,… theo chức danh nghề nghiệp và quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế
  • Đảm bảo chất lượng công tác dịch vụ khám – chữa bệnh và an toàn người bệnh.
  • Phù hợp điều kiện thực tiễn, đặc biệt là những đơn vị có tính đặc thù, các cấp chuyên môn kỹ thuật trong khám – chữa bệnh thuộc vùng kinh tế – xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.
  • Không phân biệt người hành nghề làm việc các cấp chuyên môn kỹ thuật trong khám – chữa bệnh và thời gian hành nghề.
Xác định phạm vi hành nghề của Điều dưỡng phải đảm bảo phù hợp với văn bằng, chứng chỉ/chứng nhận chuyên môn

Xác định phạm vi hành nghề của Điều dưỡng phải đảm bảo phù hợp với văn bằng, chứng chỉ/chứng nhận chuyên môn

Cùng với đó, phạm vi hành nghề của Điều dưỡng cũng được thể hiện rõ trong Phụ lục số XII Danh mục kỹ thuật chuyên môn khám – chữa bệnh của người hành nghề chức danh Điều dưỡng ban hành kèm thông tư này. Cụ thể người Điều dưỡng hành nghề được quy định với 1251 danh mục kỹ thuật phân loại thành:

  • Kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu điều dưỡng các trình độ đào tạo đều được thực hiện và chỉ định thực hiện kỹ thuật: Băng ép bất động xử trí rắn độc cắn, Băng ép cầm máu, Cấp cứu cao huyết áp, Cấp cứu ngừng tim, Đặt canuyn mũi hầu, miệng hầu, Bóp bóng Ambu qua mặt nạ, Cấp cứu ngừng thở, Cấp cứu tụt huyết áp,…
  • Kỹ thuật điều dưỡng các trình độ đào tạo đều có thể thực hiện và/hoặc ra chỉ định thực hiện: Cạo râu, Cắt chỉ, Cắt lọc tổ chức hoại tử hoặc cắt lọc vết thương, Chăm sóc catheter cố định, Đặt ống thông dạ dày, Điện tim thường, Định nhóm máu hệ ABO bằng giấy định nhóm máu để truyền chế phẩm tiểu cầu hoặc huyết tương, Hút dịch dạ dày, Kỹ thuật hỗ trợ người bệnh di chuyển bằng xe lăn,…
  • Kỹ thuật điều dưỡng có văn bằng chuyên khoa đó hoặc điều dưỡng trình độ Đại học trở lên được đào tạo bổ sung kỹ thuật chuyên môn đó được thực hiện và/hoặc chỉ định kỹ thuật: Kỹ thuật xử trí loét do đè ép độ I – II – III – IV, Làm sạch, loại bỏ tổn thương da, phục hồi da bệnh lý, Kỹ thuật lấy máu tĩnh mạch bẹn, Hút áp lực âm (V.A.C) liên tục trong 24h và 48h điều trị vết thương/vết bỏng, Kỹ thuật đặt dẫn lưu dự phòng nhiễm khuẩn tại chỗ vết thương mạn tính, Khâu cắt lọc vết thương vành tai, Nắn – bó bột,…

Với phạm vi hành nghề trên có thể thấy Điều dưỡng được làm việc trong phạm vi khá rộng. Điều này thể hiện vai trò quan trọng của công việc này trong công tác chăm sóc sức khỏe hiện nay. Hiểu rõ điều đó, không ít thí sinh đã chọn Điều dưỡng làm định hướng nghề nghiệp. Nhưng các em có thực sự hiểu rõ người Điều dưỡng muốn hành nghề cần đáp ứng các điều kiện gì hay không?

Làm thế nào để được hành nghề Điều dưỡng?

Hành nghề Điều dưỡng điều đầu tiên bạn phải đáp ứng là trình độ chuyên môn nghiệp vụ, cụ thể là học Cao đẳng Điều dưỡng hoặc Đại học.

Học Cao đẳng hoặc Đại học 

Hiện nay, Cao đẳng và Đại học là hai hệ đào tạo thu hút đông đảo thí sinh tham gia theo học Điều dưỡng. Lý giải cho điều này phải kể đến những lợi thế về cơ hội việc làm, chất lượng đầu ra đảm bảo điều kiện hành nghề phù hợp yêu cầu ngày càng cao của xã hội và thị trường lao động. Song, nếu chọn Đại học bạn cần học trong vòng 4 – 5 năm, học phí khoảng 20 – 40 triệu đồng/năm. 

Ngược lại, Cao đẳng Điều dưỡng có thời gian đào tạo ngắn hơn khi chỉ với 2.5 – 3 năm, học phí dao động từ 12 – 18 triệu đồng/năm. Đặc điểm của Cao đẳng là sinh viên được thực hành từ sớm, thời gian thực tập dài giúp người học hành nghề thành thạo ngay sau khi tốt nghiệp. Không chỉ có vậy, với nhiều thí sinh học lực không đủ để đỗ Đại học thì Cao đẳng sẽ là lựa chọn lý tưởng để các em học liên thông lên Đại học. Hướng đi này không mất nhiều thời gian và chi phí như học Đại học Chính quy.

Không có chứng chỉ hành nghề có được làm nghề Điều dưỡng không? 

Điều dưỡng viên muốn hành nghề phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định pháp luật. Đây là chứng nhận chuyên môn hành nghề do cơ quan có thẩm quyền cấp cho cá nhân thể hiện người lao động đã đủ điều kiện hành nghề ở cơ sở y tế trong phạm vi chuyên môn cho phép. 

Tóm lại, nếu bạn xác định làm nghề Điều dưỡng cần có bằng Đại học hoặc Cao đẳng Điều dưỡng và sở hữu chứng chỉ hành nghề. Còn việc bạn chọn hệ đào tạo nào sẽ tùy thuộc vào sở thích, mục tiêu nghề nghiệp và điều kiện tài chính của gia đình.

Điều dưỡng hành nghề cần có bằng Cao đẳng hoặc Đại học Điều dưỡng và sở hữu chứng chỉ hành nghề

Điều dưỡng hành nghề cần có bằng Cao đẳng hoặc Đại học Điều dưỡng và sở hữu chứng chỉ hành nghề

Nếu thí sinh muốn ra trường nhanh, học phí Điều dưỡng thấp thì Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch sẽ là gợi ý không tồi để cân nhắc. Nhà trường đào tạo ngành Điều dưỡng trong thời gian 3 năm (tương đương 6 kỳ học), học phí khoảng 12 triệu đồng/tháng – mức thấp nhất trong khu vực TPHCM. Ra trường 100% sinh viên đủ điều kiện làm việc và xin cấp chứng chỉ hành nghề. Hoặc các em có thể lựa chọn học liên thông lên Đại học để mở rộng con đường thăng tiến sự nghiệp.

Năm 2024, nhà trường tuyển sinh ngành Điều dưỡng thông qua xét học bạ và điểm thi tốt nghiệp THPT. Thí sinh đăng ký xét tuyển trực tuyến ngay hôm nay còn có cơ hội miễn giảm học phí lên tới 100%.

Bài viết trên là toàn bộ nội dung về nguyên tắc xác định và phạm vi hành nghề của Điều dưỡng Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch. Qua đó cho thấy để trở thành một Điều dưỡng chuyên môn tốt bạn cần thành thạo nhiều kỹ thuật chuyên ngành, có bằng cấp và chứng chỉ hành nghề hợp pháp. Các em hãy nghiên cứu thật kỹ những thông tin trên để hiểu đúng về ngành, từ đó vẽ ra cho mình mục tiêu nghề nghiệp phù hợp nhé.

Đánh giá post
0/5 (0 Reviews)
tin cùng chuyên mục
Nên học Điều dưỡng hay Phục hồi Chức năng công việc tốt hơn? Nên học Điều dưỡng hay Phục hồi chức năng để phát triển trong tương lai? Bởi đây là hai ngành học tiềm năng với cơ hội nghề nghiệp rộng mở. Chẩn đoán Điều dưỡng là gì? Có mục đích và quan trọng thế nào? chẩn đoán Điều dưỡng là gì? Tầm quan trọng như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết phía dưới. Điều dưỡng khối D01 học ở đâu? Triển vọng nghề nghiệp thế nào? Điều dưỡng thi khối D01 được không? Cùng tìm lời giải đáp chi tiết cho câu hỏi trên để có định hướng tốt nhất trong tương lai. Chuyển đổi Y sĩ sang Điều dưỡng là gì? Nhu cầu học ra sao? Học chuyển đổi Y sĩ đang Điều dưỡng có thể phát triển trong tương lai. Vậy chương trình học này như thế nào? Điều dưỡng đa khoa là gì? Kiến thức Điều dưỡng đa khoa chi tiết Điều dưỡng đa khoa là gì là vấn đề được rất nhiều thí sinh và phụ huynh quan tâm tìm hiểu bởi là ngành học tiềm năng hiện nay. Học chuyển đổi Điều dưỡng sang Y sĩ: Tổng hợp kiến thức chuẩn Học chuyển đổi Điều dưỡng sang Y sĩ để gia tăng cơ hội nghề nghiệp cũng như thu nhập cho bản thân. Cùng tìm hiểu chi tiết Điều dưỡng gây mê hồi sức là gì? Giải đáp thông tin chuyên sâu Điều dưỡng gây mê hồi sức nhận được rất nhiều sự quan tâm của thí sinh vào mỗi mùa tuyển sinh. Vậy, Điều dưỡng gây mê hồi sức là gì? Điều dưỡng da liễu là gì? Cẩm nang kiến thức Điều dưỡng da liễu Điều dưỡng da liễu đang là ngành học nhận được sự quan tâm của rất nhiều thí sinh trên toàn quốc hiện nay. Tỷ lệ thất nghiệp ngành Điều dưỡng như thế nào tại Việt Nam? Tỷ lệ thất nghiệp ngành Điều dưỡng thế nào bởi nhiều thí sinh đam mê và muốn đăng ký theo học nhưng vẫn còn băn khoăn.