Khi bước vào kỳ tuyển sinh Đại học, một trong những vấn đề được thí sinh tìm hiểu nhiều nhất là “được đăng ký bao nhiêu nguyện vọng đại học?”. Khi nắm rõ quy định về số lượng nguyện vọng, các thí sinh có thể chủ động xây dựng chiến lược xét tuyển hiệu quả và phù hợp với năng lực cá nhân.
Tầm quan trọng việc đăng ký nguyện vọng Đại học trong quá trình xét tuyển
Việc đăng ký nguyện vọng Đại học có vai trò rất quan trọng trong quá trình xét tuyển. Dưới đây là những điểm chính thể hiện tầm quan trọng đó:
- Mỗi nguyện vọng là một cơ hội vào một ngành học và một trường cụ thể. Do đó, việc sắp xếp và lựa chọn nguyện vọng hợp lý sẽ giúp thí sinh tăng khả năng được xét tuyển vào ngành/trường phù hợp;
- Nếu thí sinh không cân nhắc kỹ khi đăng ký nguyện vọng Đại học có thể trượt hết các nguyện vọng dù có điểm thi cao;
- Việc chọn đúng ngành, đúng trường phù hợp với sở thích, năng lực cá nhân sẽ ảnh hưởng lâu dài đến sự nghiệp tương lai. Chính vì vậy, nếu bạn đăng ký theo xu hướng, theo mong muốn của người khác mà không hiểu rõ bản thân thì có thể dẫn đến học tập không hiệu quả và dễ bỏ cuộc;
- Thí sinh được đăng ký không giới hạn số nguyện vọng nhưng chỉ trúng tuyển một nguyện vọng cao nhất nên việc sắp xếp thứ tự nguyện vọng rất quan trọng;
- Nhiều thí sinh điểm khá cao nhưng lại chỉ đăng ký ít nguyện vọng hoặc không có nguyện vọng ở những trường/ngành vừa sức nên dẫn đến bị trượt tất cả. Vì thế, việc đa dạng hóa nguyện vọng từ cao, vừa cho đến an toàn là cách để đảm bảo bạn có cơ hội trúng tuyển;
- Trúng tuyển đúng ngành yêu thích sẽ tạo động lực học tập và phát triển bản thân cho thí sinh. Nếu đăng ký không đúng, các bạn dễ rơi vào trạng thái chán nản, hoang mang sau khi nhập học.
Thí sinh được đăng ký bao nhiêu nguyện vọng Đại học?
Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thí sinh không bị giới hạn số lượng nguyện vọng khi đăng ký xét tuyển Đại học. Tuy nhiên, nếu bạn đăng ký một số lượng nguyện vọng quá lớn có thể dẫn đến lãng phí và không hiệu quả. Theo đó, các chuyên gia khuyến cáo thí sinh nên đăng ký từ 6 đến 10 nguyện vọng để tối ưu hóa cơ hội trúng tuyển cũng như không gây lãng phí.

Thí sinh được đăng ký bao nhiêu nguyện vọng Đại học?
Bên cạnh đó, các thí sinh cần lưu ý rằng các bạn chỉ được trúng tuyển một nguyện vọng cao nhất trong danh sách đã đăng ký. Hệ thống xét tuyển sẽ dừng lại khi bạn trúng tuyển nguyện vọng đầu tiên và không xét tiếp các nguyện vọng sau đó.
Chính vì vậy, các bạn nên đăng ký nguyện vọng theo từng nhóm giúp tăng cơ hội trúng tuyển vào ngành phù hợp với sở thích và năng lực của bản thân. Cụ thể như sau:
- Nhóm 1: Ngành yêu thích nhất, có khả năng trúng tuyển cao;
- Nhóm 2: Ngành vừa sức, điểm chuẩn năm trước tương đương điểm thi của mình;
- Nhóm 3: Ngành có điểm chuẩn thấp hơn điểm thi của bản thân, đảm bảo an toàn.
Quy định về cách thức đăng ký nguyện vọng Đại học
Việc đăng ký nguyện vọng Đại học năm được thực hiện trực tuyến trên Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cách thức đăng ký như sau:

Quy định về cách thức đăng ký nguyện vọng Đại học
- Bước 1: Thí sinh đăng nhập vào Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung bằng tài khoản và mật khẩu đã được cấp.
- Bước 2: Chọn mục “Đăng ký thông tin tuyển sinh” ở góc dưới bên trái màn hình. Nếu thí sinh có nguyện vọng đủ điều kiện trúng tuyển, hệ thống sẽ hiển thị danh sách nguyện vọng đủ điều kiện trúng tuyển. Các bạn chọn nguyện vọng đủ điều kiện trúng tuyển (nếu có) rồi nhấn nút “Tiếp theo”.
- Bước 3: Nhấn “Thêm nguyện vọng” để nhập thông tin các nguyện vọng. Thí sinh điền các thông tin: thứ tự nguyện vọng, mã trường, mã ngành, phương thức xét tuyển, tổ hợp môn. Tiếp theo, các bạn nhấn “Chọn” để lưu thông tin và tiếp tục thêm các nguyện vọng khác nếu cần.
- Bước 4: Xác nhận đăng ký bằng cách gửi tin nhắn với cú pháp: TSO <số CMND/CCCD> gửi đến 6058. Thí sinh nhập mã xác thực OTP vào ô “Nhập mã xác thực” và bấm “Xác nhận đăng ký”.
- Bước 5: Thay đổi nguyện vọng (nếu cần) bằng cách truy cập chức năng “Đăng ký thông tin xét tuyển sinh”. Tại màn hình “Xem danh sách nguyện vọng đã đăng ký”, nhấn “Sửa” để sửa nguyện vọng -> Sửa thông tin trên hộp thoại “Sửa nguyện vọng” và nhấn “Chọn” -> Nhấn “Tiếp theo” và nhập mã OTP để xác nhận thay đổi.
- Bước 6: Sau khi đăng ký hoặc điều chỉnh nguyện vọng thành công, thí sinh đăng nhập lại hệ thống để kiểm tra và in danh sách nguyện vọng.
- Bước 7: Thanh toán lệ phí bằng cách nhấn nút “Thanh toán” để hoàn tất việc đăng ký nguyện vọng.
Lợi ích việc đăng ký nhiều nguyện vọng Đại học
Việc đăng ký nhiều nguyện vọng Đại học mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho thí sinh trong quá trình xét tuyển. Điển hình như:
- Giúp thí sinh mở rộng khả năng được tuyển vào một ngành/trường phù hợp, đặc biệt khi điểm thi không quá cao;
- Giảm rủi ro trượt tất cả nguyện vọng do chỉ chọn ít hoặc toàn các ngành có điểm chuẩn cao;
- Khi có nhiều nguyện vọng, thí sinh có thể chọn ngành học theo sở thích cá nhân ở các mức điểm khác nhau;
- Có thể kết hợp nhiều ngành, nhiều trường hoặc nhiều phương thức xét tuyển để tối ưu hóa khả năng trúng tuyển của bản thân;
- Nếu chỉ đăng ký ít nguyện vọng, thí sinh dễ rơi vào trạng thái lo lắng nếu điểm thi không như kỳ vọng;
- Khi đăng ký nhiều nguyện vọng, thí sinh sẽ an tâm hơn vì vẫn còn cơ hội trúng tuyển ở các ngành dự phòng;
- Hệ thống xét tuyển chỉ trúng một nguyện vọng cao nhất trong danh sách, do đó thí sinh nên ưu tiên ngành yêu thích nhất ở vị trí đầu rồi đến các ngành có điểm chuẩn phù hợp hơn;
- Khi đăng ký nhiều nguyện vọng với tổ hợp xét tuyển và phương thức khác nhau, thí sinh có thể đánh giá lại khả năng trúng tuyển và điều chỉnh phù hợp hơn.
Lưu ý khi đăng ký nguyện vọng Đại học
Khi đăng ký nguyện vọng Đại học, thí sinh cần lưu ý một số điểm quan trọng dưới đây:
- Sắp xếp thứ tự nguyện vọng theo mức độ ưu tiên cá nhân và nguyện vọng số 1 nên là ngành/trường bạn yêu thích, mong muốn học nhất;
- Đăng ký đủ cả 3 nhóm nguyện vọng cao – vừa – an toàn để gia tăng cơ hội trúng tuyển của ban thân;
- Lựa chọn ngành nghề nên dựa trên sở thích cá nhân, năng lực học tập và xu hướng nghề nghiệp, không nên chạy theo trào lưu hoặc bạn bè;
- Kiểm tra kỹ thông tin mã trường, mã ngành, tổ hợp xét tuyển bởi nếu thông tin sai có thể khiến nguyện vọng không hợp lệ, dẫn đến mất cơ hội trúng tuyển;
- Một số trường xét tuyển bằng nhiều phương thức: điểm thi, học bạ, chứng chỉ ngoại ngữ, tuyển thẳng,… nên khi đăng ký nguyện vọng, thí sinh phải xác định rõ phương thức tương ứng với từng ngành;
- Đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng, xác nhận xét tuyển và thanh toán lệ phí đều có thời gian quy định rõ ràng. Thí sinh cần thực hiện đúng hạn để không bị loại khỏi danh sách trúng tuyển;
- Khi đã trúng tuyển một nguyện vọng (dù không phải nguyện vọng 1), các nguyện vọng sau sẽ không được xét tiếp. Do đó, thứ tự ưu tiên cực kỳ quan trọng.
Thay đổi trong quy định đăng ký nguyện vọng Đại học qua các năm
Quy định về việc đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học tại Việt Nam đã có những thay đổi đáng chú ý qua các năm. Một số điểm nổi bật có thể kể đến như:
- Từ năm 2024, thí sinh được phép đăng ký không giới hạn số lượng nguyện vọng xét tuyển Đại học. Trong khi trước đó, thí sinh chỉ được đăng ký tối đa 3 nguyện vọng mà thôi. Việc này giúp các thí sinh có nhiều cơ hội trúng tuyển vào các ngành, trường phù hợp với năng lực và sở thích của bản thân;
- Năm 2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã mở hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung từ ngày 6/7 đến ngày 10/7 để thí sinh thực hành đăng ký nguyện vọng xét tuyển. Sau thời gian này, toàn bộ thông tin thực hành sẽ bị xóa và thí sinh phải đăng ký lại trong đợt chính thức từ ngày 18/7 đến ngày 30/7;
- Từ năm 2024, toàn bộ quy trình xét tuyển, bao gồm đăng ký nguyện vọng, điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng, nộp lệ phí tuyển sinh và xác nhận nhập học đều được thực hiện trực tuyến trên hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Năm 2024, thí sinh trúng tuyển đợt 1 phải xác nhận nhập học trực tuyến chậm nhất là 17 giờ 00 ngày 27/8. Trước đó, thời gian xác nhận nhập học có thể kéo dài hơn tùy thuộc vào từng năm và quy định cụ thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Năm 2024, thời gian đăng ký nguyện vọng được rút ngắn xuống còn 13 ngày (từ ngày 18/7 đến 30/7) thay vì 20 ngày như các năm trước.
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết nhằm giải đáp cho câu hỏi “Thí sinh được đăng ký bao nhiêu nguyện vọng Đại học?”. Việc hiểu rõ quy định về số lượng nguyện vọng Đại học là bước quan trọng giúp thí sinh tận dụng tối đa cơ hội trúng tuyển. Nếu các bạn đăng ký nguyện vọng một cách thông minh và có chiến lược sẽ tạo tiền đề vững chắc cho hành trình vào giảng đường Đại học của bản thân.