Báo cáo thực tập tốt nghiệp Cao đẳng Điều dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoàn thành khóa học của sinh viên. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp toàn bộ thông tin về cấu trúc một bài báo cáo, các bước thực hiện cũng như những lưu ý khi viết báo cáo thực tập tốt nghiệp Cao đẳng Điều dưỡng để các bạn có thể tham khảo.
Cấu trúc bài báo cáo thực tập tốt nghiệp Cao đẳng Điều dưỡng
Tùy thuộc vào yêu cầu của từng trường cũng như từng giảng viên mà cấu trúc báo cáo thực tập tốt nghiệp Cao đẳng Điều dưỡng có thể không giống nhau. Tuy nhiên, về cơ bản cấu trúc báo cáo thực tập tốt nghiệp Cao đẳng Điều dưỡng sẽ bao gồm:

Cấu trúc bài báo cáo thực tập tốt nghiệp Cao đẳng Điều dưỡng
Trang bìa:
Thường bao gồm tên báo cáo, tên trường, khoa, ngành học, tên sinh viên, tên giáo viên hướng dẫn, thời gian thực tập, địa điểm thực tập.
Lời mở đầu:
Giới thiệu về báo cáo, mục tiêu và nội dung báo cáo.
Tổng quan về cơ sở thực tập:
Giới thiệu về cơ sở thực tập, mô tả môi trường thực tập.
Quá trình thực tập:
Liệt kê chi tiết các công việc đã thực hiện trong suốt quá trình thực tập, mô tả các tình huống thực tế và chia sẻ các những kỹ năng chuyên môn và giao tiếp mà đã học hỏi được trong quá trình thực tập.
Đánh giá quá trình thực tập:
Đánh giá kết quả công việc đã thực hiện, mô tả những khó khăn và thách thức, cách vượt qua và những bài học rút ra từ quá trình thực tập.
Kết luận:
Tổng kết quá trình thực tập và đưa ra nhận xét về cơ sở thực tập, môi trường làm việc cũng như các yếu tố đã giúp bạn học hỏi tốt hơn.
Tài liệu tham khảo:
Liệt kê tất cả các tài liệu đã tham khảo trong quá trình thực tập và viết báo cáo.
Phụ lục (nếu có):
Bao gồm các tài liệu bổ sung có liên quan đến quá trình thực tập.
Mục đích của báo cáo thực tập tốt nghiệp Cao đẳng Điều dưỡng
Tất cả các sinh viên đều cần thực hiện báo cáo thực tập tốt nghiệp Cao đẳng Điều dưỡng để tổng kết quá trình học tập, rèn luyện và thực hành của mình tại cơ sở y tế. Báo cáo này sẽ giúp các bạn chứng minh được khả năng áp dụng kiến thức lý thuyết và kỹ năng nghề nghiệp được học vào thực tế, từ đó sinh viên có thể đảm nhận tốt công việc của nghề Điều dưỡng sau khi ra trường. Mục đích của báo cáo sẽ bao gồm:
- Đánh giá quá trình thực tập, khả năng tiếp thu và áp dụng kiến thức vào công việc thực tế của sinh viên thông qua các công việc, nhiệm vụ mà các bạn đã thực hiện trong quá trình thực tập;
- Sinh viên có cơ hội tự đánh giá năng lực và kiến thức của mình thông qua việc viết báo cáo. Nhờ đó, các bạn có thể nhận ra những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân để khắc phục và phát triển sau khi tốt nghiệp;
- Báo cáo thực tập tốt nghiệp Cao đẳng Điều dưỡng giúp sinh viên có sự chuẩn bị tốt cho chuyên môn sau này như phát triển kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng giao tiếp & tư vấn, kỹ năng giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định trong môi trường y tế,…
Tổng hợp các đề tài báo cáo thực tập tốt nghiệp Cao đẳng Điều dưỡng
Dưới đây là danh sách các đề tài báo cáo thực tập tốt nghiệp mang tính thực tế cao và giúp sinh viên Điều dưỡng thể hiện khả năng áp dụng kiến thức điều dưỡng cơ bản lý thuyết vào công việc thực tế trong ngành:

Tổng hợp các đề tài báo cáo thực tập tốt nghiệp Cao đẳng Điều dưỡng
- Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em từ 25 đến 60 tháng.
- Đánh giá sự hài lòng của bệnh nhân đối với dịch vụ chăm sóc điều dưỡng tại bệnh viện 30/4 Bộ Công An.
- Thực trạng công tác giáo dục sức khoẻ của Điều dưỡng viên.
- Đặc điểm bệnh nhân suy tim mạn, tình trạng lo âu và kết quả chăm sóc người bệnh tại khoa tim mạch.
- Tình hình và thực trạng chăm sóc người bệnh thở máy liên quan đến nhiễm khuẩn.
- Thực trạng nguy cơ lo âu, trầm cảm và stress ở phụ nữ kết thúc thai kỳ ngoài 12 tuần ở Bệnh viện Thủ Đức.
- Kiến thức lý thuyết và thực hành việc tự chăm sóc của bệnh nhân suy tim mạn tính sau giáo dục sức khỏe tại Bệnh viện 1A.
- Thay đổi kiến thức, cách sử dụng kháng sinh sau giáo dục sức khỏe đối với trường hợp bà mẹ có con nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính tại Bệnh viện Bình Thạnh.
- Nghiên cứu kiến thức và thái độ của Điều dưỡng về chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh ung thư tại Bệnh viện Hóc Môn.
- Thực trạng tình hình dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư đầu mặt cổ tại Bệnh viện Ung bướu tỉnh Nghệ An năm 2025.
- Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của sinh viên ngành Điều dưỡng đối với hoạt động đào tạo tại Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch.
- Đặc điểm của bệnh nhân bị U phì đại lành tính tuyến tiền liệt được phẫu thuật cắt đốt nội soi tại bệnh viện chợ Rẫy và kết quả sau chăm sóc.
- Chăm sóc bệnh nhân động kinh của Điều dưỡng viên tại Bệnh viện Bạch Mai.
- Nghiên cứu phương pháp chăm sóc bệnh nhân sau mổ thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.
- Nâng cao kiến thức và thực hành về phòng bệnh còi xương bằng phương pháp giáo dục sức khỏe cho các bà mẹ có con từ 0-3 tháng tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh.
Các bước làm báo cáo thực tập tốt nghiệp Cao đẳng Điều dưỡng
Để làm một báo cáo thực tập tốt nghiệp Cao đẳng Điều dưỡng sao cho đầy đủ, mạch lạc và có tính chuyên môn cao, sinh viên cần tuân thủ thực hiện các bước sau:

Các bước làm báo cáo thực tập tốt nghiệp Cao đẳng Điều dưỡng
Chuẩn bị trước khi viết báo cáo
- Hiểu rõ yêu cầu của báo cáo thực tập và xác định rõ các mục tiêu bạn muốn đạt được trong báo cáo;
- Thu thập các tài liệu và thông tin cần thiết liên quan đến quá trình thực tập như hồ sơ bệnh nhân, các quy trình điều dưỡng, sách chuyên ngành hoặc các tài liệu tham khảo khác;
- Chọn các ca bệnh hoặc tình huống thực tế mà bả thân đã trực tiếp tham gia chăm sóc hoặc hỗ trợ trong suốt quá trình thực tập để phân tích.
Xây dựng cấu trúc báo cáo
- Đảm bảo bài báo cáo thực tập bao gồm đầy đủ các phần: trang bìa, lời mở đầu, tổng quan về cơ sở thực tập;
- Mô tả công việc mà bạn đã thực hiện trong suốt thời gian thực tập cũng như các tình huống thực tế mà bạn đã tham gia và cách bạn giải quyết hoặc xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình chăm sóc bệnh nhân;
- Chia sẻ về những bài học bạn đã học được từ thực tế, cách áp dụng kiến thức lý thuyết vào công việc thực tế;
- Phân tích các tình huống khó khăn gặp phải và cách đã vượt qua;
- Đánh giá kết quả công việc đã thực hiện, đồng thời nếu những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân trong quá trình thực tập và đề xuất các giải pháp cải thiện;
- Tổng kết lại những gì bạn đã học được, đánh giá về sự tiến bộ của bản thân trong quá trình thực tập và đưa ra các đề xuất cải thiện cho cơ sở nếu có;
- Liệt kê tất cả các tài liệu bạn đã tham khảo để thực hiện báo cáo.
Viết và hoàn thiện báo cáo
- Sau khi xây dựng xong cấu trúc và thông tin, thực hiện viết bản nháp. Lưu ý viết rõ ràng, mạch lạc và tránh dùng từ ngữ phức tạp;
- Kiểm tra lại toàn bộ thông tin để đảm bảo rằng tất cả đều chính xác, đầy đủ và có căn cứ từ thực tế;
- Sau khi viết xong, hãy đọc lại báo cáo từ đầu đến cuối để tìm lỗi chính tả, ngữ pháp và cấu trúc câu.
Định dạng và trình bày báo cáo
- Căn chỉnh định dạng cho báo cáo sao cho khoa học, dễ đọc với các tiêu đề rõ ràng, lề, font chữ và cỡ chữ phù hợp;
- Trong trường hợp bạn có bảng biểu, sơ đồ hoặc hình ảnh minh họa cho các tình huống thực tế trong báo cáo hãy chèn vào một cách hợp lý nhất có thể.
Lưu ý khi viết báo cáo thực tập tốt nghiệp Cao đẳng Điều dưỡng
Khi viết báo cáo thực tập tốt nghiệp Cao đẳng Điều dưỡng, sinh viên cần lưu ý một số điểm sau để có một báo cáo chuyên nghiệp, đầy đủ và ấn tượng:
- Báo cáo cần tuân thủ đúng theo cấu trúc được đưa ra và đảm bảo phần nội dung phải đầy đủ các ý;
- Mô tả chi tiết tình huống hoặc ca bệnh tiêu biểu đã tham gia chăm sóc hoặc xử lý trong quá trình thực tập để phản ánh các kỹ năng điều dưỡng đã học được bạn áp dụng trong thực tế như thế nào và khả năng giải quyết vấn đề trong thực tế của bản thân;
- Báo cáo thực tập cần sử dụng ngôn ngữ chuyên môn, thuật ngữ y học của ngành Điều dưỡng một cách chính xác và chuyên nghiệp;
- Đảm bảo tính khoa học của bài báo cáo, mọi nhận xét hoặc phân tích cần được dựa trên thực tế và kiến thức chuyên môn;
- Tránh sao chép thông tin, đạo văn và cần đảm bảo tất cả thông tin trong báo cáo là của riêng mình. Bên cạnh đó, nếu có tham khảo từ nguồn ngoài cần phải ghi rõ nguồn gốc tài liệu đó theo đúng quy chuẩn;
- Không nên chỉ kể lại các hoạt động bạn đã làm mà cần phân tích và đánh giá các tình huống để rút ra các bài học và kết quả từ công việc thực tế;
- Tự nhận xét về khả năng của mình trong quá trình thực tập để rút ra những điểm cần cải thiện trong nghề nghiệp tương lai;
- Chú trọng đến hình thức và trình bày của bài báo cáo từ định dạng, bố cục cho đến cái lỗi chính tả, ngữ pháp cần được kiểm tra kỹ trước khi nộp;
- Đảm bảo tính bảo mật thông tin bệnh nhân khi mô tả các tình huống thực tế liên quan đến bệnh nhân;
- Cung cấp đầy đủ tài liệu tham khảo và trình bày đúng quy chuẩn để thể hiện tính khoa học trong báo cáo và tránh vi phạm đạo văn;
- Hoàn thành báo cáo và nộp đúng hạn theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và nhà trường;
- Trước khi nộp, hãy đọc lại báo cáo một lần nữa để đảm bảo rằng không bỏ sót bất kỳ thông tin quan trọng nào và không còn lỗi;
- Nếu gặp khó khăn trong quá trình làm báo cáo, hãy chủ động hỏi ý kiến giáo viên hướng dẫn, các bạn cùng lớp, các anh/chị khóa trước để nhận được lời khuyên và góp ý hữu ích.
Trên đây, Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã cung cấp toàn bộ thông tin chi tiết về báo cáo thực tập tốt nghiệp Cao đẳng Điều dưỡng để các bạn có thể tham khảo. Việc hoàn thành báo cáo thực tập sẽ giúp sinh viên đúc kết được những kinh nghiệm quý báu và củng cố kỹ năng chuyên môn. Đây sẽ là nền tảng vững chắc giúp các bạn tự tin bước vào nghề và đóng góp vào quá trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng.