8 chuẩn Điều dưỡng đạo đức nghề nghiệp là gì? Có ý nghĩa gì?

8 chuẩn Điều dưỡng đạo đức nghề nghiệp là gì? Có ý nghĩa gì?

09/08/2024

Người đăng : Nguyễn Bá Trung

8 chuẩn đạo đức nghề nghiệp của Điều dưỡng viên là những phẩm chất đạo đức cần có của người Điều dưỡng. Các tiêu chuẩn này đã được quy định rõ và cần tuân thủ nghiêm ngặt. Cùng tìm hiểu về những tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của người Điều dưỡng qua bài viết sau.

Chuẩn đạo đức nghề nghiệp của Điều dưỡng viên là gì? Có ý nghĩa gì?

Những quy định trong chuẩn đạo đức nghề nghiệp của người Điều dưỡng được thể hiện rõ trong nội dung dưới đây:

Chuẩn đạo đức nghề nghiệp của Điều dưỡng viên là gì?

Chuẩn đạo đức nghề nghiệp của người Điều dưỡng viên là các nguyên tắc, khuôn mẫu để hướng dẫn các điều dưỡng thực hiện đúng quy định về đạo đức khi hành nghề. Các tiêu chuẩn nghề nghiệp được xây dựng dựa trên cơ sở pháp lý, nghiệp vụ nghề nghiệp của Điều dưỡng viên,…  và ban hành sau khi thống nhất với Bộ Y tế, Bộ Nội vụ và Tổng hội Y học Việt Nam.

Chuẩn đạo đức nghề nghiệp của người Điều dưỡng gồm các nguyên tắc hướng dẫn Điều dưỡng viên thực hiện đúng quy định về đạo đức

Chuẩn đạo đức nghề nghiệp của người Điều dưỡng gồm các nguyên tắc hướng dẫn Điều dưỡng viên thực hiện đúng quy định về đạo đức

Ý nghĩa của Chuẩn đạo đức nghề nghiệp Điều dưỡng

8 chuẩn đạo đức nghề nghiệp của Điều dưỡng viên được ban hành với ý nghĩa như sau:

  • Yêu cầu người Điều dưỡng viên phải rèn luyện để đạt chuẩn mực đạo đức phù hợp với nghề Điều dưỡng.
  • Hỗ trợ người Điều dưỡng đưa ra được quyết định đúng đắn trong các tình huống làm việc.
  • Là cơ sở để người dân, bệnh nhân và các nhà quản lý giám sát, giám sát thực hiện đạo đức nghề nghiệp của Điều dưỡng viên.
  • Công bố thực hiện chuẩn đạo đức nghề nghiệp cho người Điều dưỡng Việt Nam đáp ứng yêu cầu thực hiện Thỏa thuận khung về công nhận dịch vụ Điều dưỡng giữa Việt Nam với các nước ASEAN và các nước khác.

8 chuẩn đạo đức nghề nghiệp của Điều dưỡng viên

8 điều trong chuẩn đạo đức nghề nghiệp của người Điều dưỡng được quy định cụ thể như sau:

Đảm bảo an toàn cho bệnh nhân

Đối tượng thực hiện nhiệm vụ của người Điều dưỡng là bệnh nhân, các Điều dưỡng viên phải đảm bảo được sức khỏe, tính mạng của người bệnh trong khả năng của bản thân. Do đó, kiến thức và chuyên nghiệp của người Điều dưỡng phải luôn được rèn luyện, trau dồi thêm mỗi ngày.

Đây chính là phẩm chất đạo đức nghề nghiệp quan trọng mà Điều dưỡng viên cần có. Trong quá trình công tác, mọi sai sót về mặt chuyên môn cũng đều cần người hành nghề có can đảm đứng ra nhận trách nhiệm. Ngoài ra, các hành vi sai phạm đều phải được báo cáo và ngăn chặn trong thời gian sớm nhất.

Tôn trọng bệnh nhân và người nhà bệnh nhân

Nguyên tắc tôn trọng bệnh nhân và người nhà của họ được quy định cụ thể như sau:

Đối với bệnh nhân

Bệnh nhân luôn mong muốn nhận được sự tôn trọng của đội ngũ nhân viên Y tế. Do đó, nếu trở thành Điều dưỡng viên, bạn sẽ tiếp xúc với rất nhiều người, hãy cố gắng đối xử công bằng với bệnh nhân để họ cảm thấy được tôn trọng và sẵn sàng mở lòng với bạn.

Đối với người nhà bệnh nhân

Không chỉ với bệnh nhân mà người làm nghề Điều dưỡng cũng không được có thái độ bất lịch sự hay thô lỗ với người nhà của bệnh nhân. Từ bước hướng dẫn, tư vấn hay giải đáp thắc mắc đều phải có sự chân thành và lịch sự.

Thân thiện với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân

Điều dưỡng là người trực tiếp tiếp xúc với bệnh nhân và người nhà. Họ là cầu nối giữa người bệnh và bác sĩ nên cần giữ cho mình thái độ ân cần, thân thiện để tạo ấn tượng trong mắt mọi người. Ngôn ngữ giao tiếp và cả ngôn ngữ cơ thể đều phải điềm đạm, tinh tế. Hãy nở một nụ cười chân thành, ân cần là điều tuyệt vời mà các Điều dưỡng nên dành cho bệnh nhân và người nhà của họ. Đây là tiêu chuẩn đạo đức thiết yếu mà người Điều dưỡng cần rèn luyện cho mình.

Điều dưỡng viên cần thân thiện với bệnh nhân và cả người nhà của họ

Điều dưỡng viên cần thân thiện với bệnh nhân và cả người nhà của họ

Trung thực trong công việc

Tiêu chuẩn tiếp theo trong 8 chuẩn Điều dưỡng về đạo đức là tính trung thực. Cho dù làm việc trong bất cứ lĩnh vực nào thì đức tính trung thực là yếu tố thiết yếu để bạn có thể gắn bó với nghề nghiệp. Điều dưỡng viên cần giữ cho mình sự thật thà trong công tác quản lý và sử dụng thuốc, trung thực khi ghi chép thông tin hồ sơ bệnh án. 

Không ngừng nâng cao năng lực hành nghề

Điều dưỡng viên cần không ngừng cải thiện kỹ năng chuyên môn, rèn luyện kỹ năng mềm cho mình để đáp ứng nhu cầu công việc. Ngoài thời gian làm việc, người Điều dưỡng cần cố gắng tích lũy và tìm hiểu thêm những kiến thức chuyên ngành mới để hỗ trợ công việc của bản thân. 

Tự tôn nghề nghiệp

Lòng tự tôn trong nghề nghiệp thể hiện ý thức của Điều dưỡng viên về giá trị của bản thân mình. Nhiều người cho rằng công việc Điều dưỡng chỉ là người chạy việc vặt của Bác sĩ. Tuy nhiên, quan điểm này hoàn toàn sai lầm, ngành Điều dưỡng đã được công nhận là ngành nghề đặc biệt, có vai trò quan trọng trong hệ thống Y tế của bất cứ quốc gia nào.

Mỗi Điều dưỡng viên cần có ý thức giữ gìn sự tự tôn của bản thân. Tuyệt đối không cho phép hành vi hối lộ, tư lợi cá nhân xảy ra. Điều này là trái với phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của người Điều dưỡng.

Đoàn kết, thật thà với đồng nghiệp

Công việc Điều dưỡng cần có sự phối hợp với các phòng ban liên quan và hợp tác chặt chẽ cùng các đồng nghiệp. Tôn trọng đồng nghiệp sẽ đem lại cho bạn sự tôn trọng. Hãy luôn cố gắng hỗ trợ, giúp đỡ và chia sẻ kinh nghiệm với các đồng nghiệp để đội nhóm thêm vững mạnh hơn.

Cam kết với cộng đồng và xã hội

Điều cuối cùng trong 8 chuẩn đạo đức nghề nghiệp của Điều dưỡng viên là cam kết với cộng đồng và xã hội như:

  • Các hành vi, lời nói cần tuân thủ đúng theo các quy định của pháp luật.
  • Tích cực tham gia những hoạt động cộng đồng, sinh hoạt địa phương để xây dựng hình ảnh đẹp cho người Điều dưỡng.

Các thông tin về 8 chuẩn đạo đức nghề nghiệp của Điều dưỡng viên đã được Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch chia sẻ trong bài viết này. Hy vọng đội ngũ Điều dưỡng sẽ luôn tuân thủ đúng những tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp này để luôn tạo ấn tượng tốt đẹp trong mắt bệnh nhân và người nhà của họ.

5/5 - (2 bình chọn)
0/5 (0 Reviews)
tin cùng chuyên mục
Điều dưỡng chuyên khoa 2 là gì? Nhiệm vụ thế nào trong việc? Điều dưỡng chuyên khoa 2 là chương trình đào tạo nâng cao dành cho những Điều dưỡng viên có kinh nghiệm để phát triển kỹ năng chuyên sâu. Vậy, Điều dưỡng chuyên khoa 2 là gì? Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, chuyên môn, nghiệp vụ như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin cơ bản về chức danh này để các bạn nắm rõ. Bằng Cao đẳng Điều dưỡng là gì? Có giá trị như thế nào hiện nay? Bằng Cao đẳng Điều dưỡng là gì? Có giá trị như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây. Điều dưỡng chuyên khoa 1 là gì? Giải đáp thông tin chi tiết nhất Điều dưỡng chuyên khoa 1 là gì? Cần điều kiện gì để học và cơ hội phát triển nghề nghiệp ra sao? Tìm hiểu thông tin chi tiết qua bài viết.  Khối A01 học Điều dưỡng được không? Học trường nào tốt nhất? Khối A01 học Điều dưỡng được không? Nên học trường nào? Là thắc mắc nhiều thí sinh khối A01 đang có dự định theo học ngành Điều dưỡng. Điều dưỡng khối C00 thi được không? Xét tuyển hình thức nào? Điều dưỡng khối C00 thi được không? Đây là thắc mắc của rất nhiều thí sinh và phụ huynh vào mỗi mùa tuyển sinh. Tại sao không có Điều dưỡng hạng 1 trong hệ thống y tế Việt Nam Tại sao không có Điều dưỡng hạng 1 trong hệ thống Y tế Việt Nam? Tìm hiểu thứ hạng Điều dưỡng và thay đổi chính sách mới cấp bậc Điều dưỡng. Vai trò của Điều dưỡng là gì? Thực hiện tốt vai trò Điều dưỡng? . Vai trò của Điều dưỡng là gì? Điều dưỡng đóng vai trò thiết yếu trong quá trình chăm sóc, điều trị và hỗ trợ bệnh nhân. Nên học Điều dưỡng hay Phục hồi Chức năng công việc tốt hơn? Nên học Điều dưỡng hay Phục hồi chức năng để phát triển trong tương lai? Bởi đây là hai ngành học tiềm năng với cơ hội nghề nghiệp rộng mở. Chẩn đoán Điều dưỡng là gì? Có mục đích và quan trọng thế nào? chẩn đoán Điều dưỡng là gì? Tầm quan trọng như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết phía dưới.