Y sĩ Đa khoa được mở phòng khám không? Cần điều kiện gì?

Y sĩ Đa khoa có được mở phòng khám không? Cần điều kiện gì?

29/05/2024

Người đăng : Nguyễn Bá Trung

Nhu cầu học các ngành sức khỏe chưa bao giờ giảm nhiệt, nhất là khi nhu cầu khám – chữa bệnh của người dân đang tăng cao như hiện nay. Vì lẽ đó, Y sĩ đa khoa có được mở phòng khám không trở thành vấn đề nhiều sĩ tử muốn tìm hiểu. 

Điều kiện mở và hoạt động phòng khám hiện nay

Phòng khám đa khoa là hình thức tổ chức của cơ sở khám – chữa bệnh theo quy định của pháp luật hiện hành. Để hoạt động, phòng khám phải được cấp phép theo đúng quy định ở Điều 25 Nghị định số 109/2016/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi khoản 7 Điều 11 Nghị định số 155/2018/NĐ-CP. 

Phòng khám đa khoa là hình thức tổ chức của cơ sở khám - chữa bệnh theo quy định của pháp luật hiện hành

Phòng khám đa khoa là hình thức tổ chức của cơ sở khám – chữa bệnh theo quy định của pháp luật hiện hành

Điều kiện mở phòng khám 

Mở phòng khám bạn cần đáp ứng các điều kiện sau:

Cơ sở vật chất:

  • Có địa điểm cố định (trừ trường hợp tổ chức khám – chữa bệnh lưu động).
  • Bảo đảm an toàn bức xạ và phòng cháy chữa cháy theo quy định pháp luật.
  • Có bố trí khu vực tiệt trùng xử lý dụng cụ y tế sử dụng lại (trừ trường hợp không có dụng cụ phải tiệt trùng lại hoặc có hợp đồng với đơn vị tổ chức y tế khác tiệt trùng).

Trang thiết bị y tế:

  • Đầy đủ trang thiết bị y tế phù hợp theo phạm vi hoạt động chuyên môn cơ sở.
  • Cơ sở khám và điều trị bệnh nghề nghiệp ít nhất phải có bộ phận xét nghiệm sinh hóa.
  • Phòng tư vấn sức khỏe hoặc phòng khám tư vấn sức khỏe qua phương tiện công nghệ thông tin – viễn thông không bắt buộc phải có trang thiết bị y tế quy định ở điểm a, b khoản này. Tuy nhiên phải có đủ các phương tiện công nghệ thông tin – viễn thông và thiết bị phù hợp phạm vi hoạt động đăng ký.

Nhân lực:

Mỗi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có một cá nhân chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật. Cá nhân chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật và trưởng các khoa chuyên môn tại phòng khám phải đáp ứng các điều kiện:

  • Là bác sĩ có chứng chỉ hành nghề với phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở.
  • Có thời gian hành nghề khám – chữa bệnh tối thiểu là 36 tháng sau khi được cấp chứng chỉ hành nghề. Hoặc thời gian trực tiếp tham gia khám – chữa bệnh tối thiểu là 54 tháng. 
  • Việc phân công, bổ nhiệm cá nhân chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải được thể hiện thông qua văn bản.
  • Là người hành nghề cơ hữu tại cơ sở.

Ngoài người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật thì các nhân sự khác làm việc trong cơ sở y tế nếu có thực hiện khám – chữa bệnh phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ hành nghề trong phạm vi công việc được phân công. Căn cứ vào phạm vi hoạt động chuyên môn, văn bằng, chứng chỉ/chứng nhận đào tạo và năng lực mà cá nhân chịu trách nhiệm chuyên môn sẽ phân công người hành nghề thực hiện các kỹ thuật chuyên môn thông qua văn bản.

Điều kiện cấp giấy phép hoạt động phòng khám

Điều kiện để cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám đa khoa gồm có:

Quy mô phòng khám đa khoa:

  • Có ít nhất hai (02) trong bốn (04) chuyên khoa nội/ngoại/sản/nhi.
  • Có bộ phận cận lâm sàng (xét nghiệm & chẩn đoán hình ảnh).

Cơ sở vật chất: 

  • Có phòng cấp cứu, phòng khám chuyên khoa, phòng lưu bệnh nhân và phòng tiểu phẫu (nếu thực hiện tiểu phẫu).
  • Các phòng khám trong phòng khám đa khoa phải có đủ diện tích để thực hiện kỹ thuật chuyên môn.

Thiết bị y tế: Có hộp thuốc chống sốc và thuốc cấp cứu chuyên khoa.

Nhân sự:

  • Số lượng bác sĩ khám – chữa bệnh hành nghề cơ hữu đạt tỷ lệ tối thiểu 50% trên tổng số bác sĩ hành nghề của phòng khám đa khoa. 
  • Người phụ trách các phòng khám chuyên khoa và bộ phận cận lâm sàng (xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh) phải là người làm việc cơ hữu tại phòng khám.

Hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động phòng khám

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động phòng khám đa khoa gồm:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động theo mẫu kèm theo nghị định này.
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân hoặc giấy chứng nhận đầu tư với cơ sở khám – chữa bệnh vốn đầu tư nước ngoài.
  • Bản sao chứng chỉ hành nghề của cá nhân chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám – chữa bệnh; cá nhân phụ trách bộ phận chuyên môn cơ sở khám – chữa bệnh.
  • Danh sách đăng ký người hành nghề tại cơ sở khám – chữa bệnh (bao gồm đăng ký cá nhân hành nghề và cá nhân làm việc chuyên môn tại cơ sở nhưng không thuộc diện phải cấp chứng chỉ hành nghề) theo mẫu quy định kèm theo nghị định.
  • Bản kê khai các cơ sở vật chất, tổ chức, nhân sự, thiết bị y tế của cơ sở khám – chữa bệnh theo quy định của nghị định.
  • Tài liệu chứng minh cơ sở khám – chữa bệnh đáp ứng các điều kiện thiết bị y tế, cơ sở vật chất, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn.
  • Danh mục chuyên môn kỹ thuật tại cơ sở khám – chữa bệnh đề xuất dựa trên cơ sở danh mục do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. 

Trên đây là toàn bộ điều kiện để được cấp phép mở và hoạt động phòng khám đa khoa hiện nay. Qua đó cho thấy, để đưa phòng khám hoạt động không hề dễ dàng. Vậy với những người làm chức danh Y sĩ đa khoa có được mở phòng khám không?

Y sĩ đa khoa có được mở phòng khám không?

Từ các điều kiện trên đủ để thấy Y sĩ đa khoa không thể mở được phòng khám đa khoa. Thay vào đó, chỉ những người làm chức danh Bác sĩ mới được đăng ký cấp giấy phép mở và duy trì hoạt động phòng khám. Tuy nhiên, nếu bạn học Y sĩ đa khoa muốn mở phòng khám thì cũng không cần quá lo lắng.

Làm thế nào để Y sĩ đa khoa mở được phòng khám?

Y sĩ đa khoa có thể được mở phòng khám nếu bạn học liên thông Bác sĩ đa khoa nâng cao trình độ cùng các điều kiện cần thiết như sau:

  • Có 12 tháng thực hành tại bệnh viện để cấp chứng chỉ hành nghề và bắt đầu hoạt động chính thức. 
  • Y sĩ Trung cấp có tối thiểu 5 năm thực hành khám – chữa bệnh tại bệnh viện/phòng khám/nhà hộ sinh. 
  • Cá nhân hành nghề không thuộc các trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cấm hành nghề, quản chế hành chính và đang trong thời gian kỷ luật.
  • Y sĩ đa khoa chịu trách nhiệm phòng khám phải là cá nhân hành nghề cơ hưu tại phòng khám đa khoa.
  • Cá nhân hoạt động phải có đánh giá đủ năng lực hành nghề qua kiểm tra đánh giá năng lực và yêu cầu sức khỏe.
  • Với người nước ngoài, Y sĩ phải đáp ứng năng lực tiếng Việt theo quy định.

Đáp ứng các yêu cầu trên, học Y sĩ đa khoa xong liên thông lên Đại học bạn hoàn toàn có thể đăng ký mở và đưa phòng khám hoạt động. Trong đó, tiêu chí về trình độ chuyên môn có vai trò quan trọng nhất. Vì vậy, ngay trước khi quyết định theo học bất kỳ trường nào thí sinh nên tìm hiểu kỹ để đảm bảo chất lượng đầu ra hành nghề.

Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch đào tạo Y sĩ đa khoa đủ điều kiện liên thông mở phòng khám

Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch là một trong những đơn vị được cấp phép đào tạo Cao đẳng Y sĩ đa khoa sớm nhất cả nước. Điều này là minh chứng cho thấy chất lượng giáo dục của nhà trường.

Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc là một trong những đơn vị được cấp phép đào tạo Cao đẳng Y sĩ đa khoa sớm nhất cả nước

Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc là một trong những đơn vị được cấp phép đào tạo Cao đẳng Y sĩ đa khoa sớm nhất cả nước

Sinh viên ngành Y sĩ đa khoa tại trường chỉ cần học trong vòng 3 năm, học phí 12 triệu đồng/năm. Mức thu này được đánh giá thấp nhất trong hệ thống trường Cao đẳng khu vực phía Nam hiện nay. Sau khi hoàn thành chương trình học, sinh viên CBK ra trường đảm bảo 100% đủ điều kiện hành nghề thực tiễn. Các em cũng có thể chọn học Y sĩ liên thông lên Bác sĩ đa khoa để mở phòng khám.

Năm 2024, Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch thực hiện tuyển sinh y sĩ Đa khoa Cao đẳng thông qua xét học bạ và điểm thi tốt nghiệp THPT. Thí sinh có nhu cầu chỉ cần đăng ký xét tuyển trực tuyến trên website nhà trường.

Tóm lại, Y sĩ đa khoa có được mở phòng khám đã được giải đáp cụ thể đến bạn đọc. Thông qua các chia sẻ trên mong rằng các em đã hiểu hơn về những điều kiện để mở phòng khám, từ đó sắp xếp tốt kế hoạch học tập đạt được mục tiêu như ý. Chúc các em thành công với định hướng của mình.

Đánh giá post
0/5 (0 Reviews)
tin cùng chuyên mục
Học Y sĩ Đa khoa có khó không? Cách nào học tốt Y sĩ đa khoa? Học Y sĩ đa khoa có khó không được nhiều phụ huynh và thí sinh quan tâm đến bởi lĩnh vực Y tế ngày càng phát triển tăng cao. Học Y đa khoa có khó không? Nên theo học Y đa khoa không? Học Y đa khoa có khó không? Đây là thắc mắc của rất nhiều thí sinh đang có ý định đăng ký xét tuyển ngành học này. Chuyển đổi Y sĩ sang Điều dưỡng là gì? Nhu cầu học ra sao? Học chuyển đổi Y sĩ đang Điều dưỡng có thể phát triển trong tương lai. Vậy chương trình học này như thế nào? Y sĩ Đa khoa là gì? Cẩm nang kiến thức Y sĩ Đa khoa chi tiết Y sĩ đa khoa là gì hay cách phân biệt với Điều dưỡng đa khoa. Sự nhầm lẫn này đã khiến không ít sĩ tử đăng ký sai nguyện vọng. Báo cáo thực tập Y sĩ Đa khoa là gì? Có tầm quan trọng thế nào? Báo cáo thực tập Y sĩ đa khoa là tài liệu quan trọng giúp đánh giá kết quả rèn luyện thực tế của sinh viên. Học chuyển đổi Điều dưỡng sang Y sĩ: Tổng hợp kiến thức chuẩn Học chuyển đổi Điều dưỡng sang Y sĩ để gia tăng cơ hội nghề nghiệp cũng như thu nhập cho bản thân. Cùng tìm hiểu chi tiết Bằng Y sĩ Đa khoa là gì? Bằng Y sĩ đa khoa làm công việc gì? bằng Y sĩ Đa khoa là gì? Học ở đâu để lấy bằng này? Chúng ta hãy cùng tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây. Y sĩ có được kê đơn thuốc không? Tìm hiểu 5 loại Y sĩ phổ biến Y sĩ có được kê đơn thuốc không bởi Y sĩ là những người hành nghề khám chữa bệnh và hỗ trợ trực tiếp cho các Bác sĩ. Y sĩ Đa khoa có được tiêm filler không? Cần bằng cấp gì? Y sĩ đa khoa có được tiêm filler không? Danh sách chứng chỉ cần có tiêm filler là gì? Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch tìm lời giải đáp