16/09/2024
Người đăng : Nguyễn Bá TrungBên cạnh các kiến thức chuyên môn, Điều dưỡng viên cần có kỹ năng giao tiếp tốt để đạt hiệu quả cao trong công việc. Tùy vào từng bệnh nhân sẽ có cách ứng xử và tính cách khác nhau. Dưới đây là tổng hợp các tình huống giao tiếp giữa Điều dưỡng và bệnh nhân để các bạn có thể tham khảo.
Việc giao tiếp giữa Điều dưỡng và bệnh nhân là vô cùng quan trọng. Nó giúp đem lại hiệu quả cao trong quá trình chăm sóc cũng như hỗ trợ về tinh thần cho người bệnh. Tầm quan trọng trong giao tiếp giữa Điều dưỡng và bệnh nhân được thể hiện cụ thể như sau:
Tình huống này cũng xảy ra không ít tại các bệnh viện. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến Điều dưỡng và Bác sĩ trực của ca đó. Việc của Điều dưỡng viên cần làm ngay lúc phát hiện ra là lập tức báo cho trưởng khoa về trường hợp này và xin hướng giải quyết.
Đồng thời, nhanh chóng báo cho bảo vệ và vệ sĩ giữ bệnh nhân ở lại điều trị bệnh. Trong trường hợp bạn đang trực ngoài giờ thì nên báo lãnh đạo trực tại bệnh viện và xin ý kiến chỉ đạo.
Những trường hợp bệnh nhân vào viện trong tình trạng không hợp tác điều trị. Hơn nữa, họ còn đe dọa hành hung các nhân viên tại đó. Trong tình huống này, Điều dưỡng cần cấp cứu khẩn trương và giữ được bình tĩnh. Các bạn cần giao tiếp nhẹ nhàng, đúng chuẩn mực với người nhà và bệnh nhân. Bên cạnh đó, Điều dưỡng viên báo cáo tình hình cho trưởng ca trực và ban lãnh đạo bệnh viện để có hướng xử lí kịp thời cho mọi tình huống có thể xảy ra.
Đây là tình huống thường xuyên xảy ra tại bất cứ cơ sở y tế nào. Bệnh nhân có thể không chịu uống thuốc, chống đối trong việc thăm khám, đo các chỉ số,…
Đầu tiên, Điều dưỡng cần giải thích rõ về sự cần thiết của việc điều trị và hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra nếu bệnh nhân không hợp tác. Trong tình huống này, các bạn cần có thái độ mềm mỏng, hòa nhã nhưng cũng cần có cả sự cương quyết. Trong nhiều trường hợp, Điều dưỡng viên có thể sử dụng đến biện pháp cưỡng chế như sử dụng thuốc an thần theo Y lệnh để tiếp tục quy trình Điều dưỡng điều trị cho người bệnh.
Trong tình huống này, Điều dưỡng viên vẫn ưu tiên việc cấp cứu bệnh nhân lên hàng đầu. Các bạn có thể xin duyệt nợ viện phí cho bệnh nhân. Điều này sẽ giúp người bệnh vẫn được hưởng các quy trình chăm sóc sức khỏe như các bệnh nhân khác.
Điều dưỡng cần giải thích rõ về thời gian vào thăm bệnh để người nhà bệnh nhân nắm được. Sau đó, các bạn cần nói chuyện nhẹ nhàng, có đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ để mời người nhà ra khu vực chờ theo nội quy của khoa. Tuyệt đối, người Điều dưỡng không được tỏ thái độ hay trả lời chống không thiếu chủ ngữ, vị ngữ gây mất thiện cảm trong quá trình giao tiếp với bệnh nhân và gia đình họ.
Đây là tình huống khó tránh khỏi ở khoa cấp cứu. Trường hợp này sẽ dễ khiến gia đình bệnh nhân kích động và hành hung các nhân viên y tế có mặt. Nhiệm vụ của Điều dưỡng viên là nhanh chóng cấp cứu và phối hợp nhịp nhàng với Bác sĩ. Bên cạnh đó, các bạn giải thích và báo cáo về nguyên nhân tử vong cho ban lãnh đạo bệnh viện. Đồng thời, Điều dưỡng viên khẩn trương hoàn thiện thủ tục, hồ sơ để gia đình đưa thi thể người bệnh về.
Có rất nhiều trường hợp vào viện trong tình trạng cấp cứu và không mang theo thẻ BHYT. Tuy nhiên, bệnh nhân không chịu nộp viện phí do nghĩ mình có thẻ bảo hiểm. Với tình huống này, các Điều dưỡng viên cần xưng hô đúng mực với thái độ mềm mỏng. Đồng thời, các bạn thực hiện cấp cứu nhanh chóng và phân loại bệnh nhân.
Sau đó, Điều dưỡng viên giải thích cụ thể cho bệnh nhân và gia đình về chế độ BHYT. Trong trường hợp họ vẫn không chịu hợp tác thì nhanh chóng báo cho Bác sĩ trực chính của ca hoặc báo cho lãnh đạo đang trực tại bệnh viện.
Trường hợp này, Điều dưỡng viên sẽ xử lý như ở tình huống 6.
Với tình huống này thì việc cấp cứu cho bệnh nhân sẽ được ưu tiên lên hàng đầu. Điều dưỡng viên nhanh chóng cấp cứu cho bệnh nhân và kiểm tra họ có tài sản có giá trị hay không để tiến hành lập biên bản. Từ đó, bạn có thể bàn giao và niêm phong tài sản trước sự chứng kiến của nhiều người để tránh gặp phải rắc rối không mong muốn sau này.
Tình trạng khoa cấp cứu rơi vào quá tải vì quá nhiều bệnh nhân là trường hợp thường xuyên xảy ra. Lúc này, Điều dưỡng viên cần báo cáo lãnh đạo để có sự hỗ trợ từ các khoa khác. Trong quá trình cấp cứu, Điều dưỡng cần ưu tiên cấp cứu bệnh nhân năng, phân loại sao cho hợp lý nhất và cấp cứu nhanh chóng, kịp thời.
Trong trường hợp trên, Điều dưỡng chân thành cảm ơn tình cảm của người nhà bệnh nhân và xin phép không nhận phong bì. Bên cạnh đó, các bạn cần động viên người nhà để họ vững tinh thần cũng như lắng nghe mọi mong muốn của họ.
Với tình huống này, Điều dưỡng viên cần kết hợp với nhân viên bảo hiểm để giải thích cụ thể mọi thông tin cho bệnh nhân nắm được.
Nhiều bệnh nhân không muốn khám theo chế độ BHYT vì sợ lâu và mất thời gian. Đây là tình huống thường xuyên xảy ra ở khu vực phòng khám. Lúc này, Điều dưỡng viên cần giải thích rõ cho người bệnh về chế độ và quyền lợi của người tham gia BHYT. Việc khám theo BHYT sẽ chậm hơn so với khám thu phí, do đó bệnh nhân cần làm giấy cam đoan không thắc mắc về BHYT sau khi đã khám tự nguyện.
Trong trường hợp này, Điều dưỡng có thể giải thích cho đồng nghiệp hiểu và hẹn sau khi cấp cứu cho bệnh nhân xong sẽ khám và điều trị cho người nhà của họ.
Việc số lượng bệnh nhân quá tải ở các khỏa chủ chốt khiến Điều dưỡng không thể quan tâm được hết các bệnh nhân. Điều đó sẽ khiến họ ý kiến về trình trạng này. Nhiệm vụ của Điều dưỡng viên là cần giải thích về thứ tự ưu tiên và các trường hợp cấp cứu nguy kịch để bệnh nhân hiểu rõ.
Trên đây Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã cung cấp các tình huống giao tiếp giữa Điều dưỡng và bệnh nhân để đưa ra cách xử lý hiệu quả. Hy vọng qua đây, các bạn có thể hạn tham khảo và hạn chế được những tình huống xấu nhất có thể xảy ra.