Tại sao không có Điều dưỡng hạng 1 trong hệ thống y tế Việt Nam

Tại sao không có Điều dưỡng hạng 1 trong hệ thống y tế Việt Nam

28/11/2024

Người đăng : Nguyễn Bá Trung

Điều dưỡng trong hệ thống y tế đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình chăm sóc bệnh nhân. Hiện nay, Điều dưỡng cũng được phân chia thành các cấp bậc thứ hạng để đánh giá trình độ, vậy tại sao không có Điều dưỡng hạng 1 trong hệ thống Y tế Việt Nam? Hãy cùng tìm hiểu về thứ hạng của Điều dưỡng và những thay đổi chính sách mới trong cấp bậc ngành Điều dưỡng những năm tới đây.

Điều dưỡng hiện nay đang có mấy hạng?

Điều dưỡng là một trong những ngành nghề đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ trong công việc. Người Điều dưỡng sẽ phối hợp với các bác sĩ để chăm sóc và theo dõi tình trạng của người bệnh, từ đó giúp bệnh nhân phục hồi tốt nhất. 

Các điều dưỡng có thể làm việc trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe khác nhau, bao gồm bệnh viện, trung tâm y tế, phòng khám, nhà riêng và cơ sở chăm sóc dài hạn. Chức vụ của Điều dưỡng cũng khác nhau dẫn đến thứ hạng và cấp bậc cũng khác nhau. Hiện tại điều dưỡng đang có ba hạng: 

Điều dưỡng hạng II: Mã số: V.08.05.11 (Tốt nghiệp chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ chuyên ngành điều dưỡng);

Điều dưỡng hạng III: Mã số: V.08.05.12 (Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành điều dưỡng);

Điều dưỡng hạng IV: Mã số: V.08.05.13 (Tốt nghiệp Trung cấp trở lên chuyên ngành điều dưỡng).

Tại sao không có Điều dưỡng hạng 1 trong hệ thống y tế?

Từ trước tới nay, theo thông tư quy định về thứ hạng Điều dưỡng của Bộ Y tế chỉ có Điều dưỡng hạng II là cấp bậc cao nhất trong ngành Điều dưỡng. Vậy tại sao không có Điều dưỡng hạng 1? Dưới đây là một số nguyên nhân khách quan có thể cho thấy việc xây dựng cơ chế cho Điều dưỡng hạng 1 hiện tại vẫn còn đang được các cấp lãnh đạo có thẩm quyền xem xét. 

Yêu cầu về trình độ kinh nghiệm

Có thể thấy hiện tại Điều dưỡng hạng II đã quy định để được thăng hạng cao nhất này, các Điều dưỡng viên phải tốt nghiệp chuyên khoa cấp I hoặc Thạc sĩ chuyên ngành Điều dưỡng. Đây là mức yêu cầu trình độ khá cao ở ngành nghề Điều dưỡng, nếu có Điều dưỡng hạng 1 thì người Điều dưỡng cũng cần phải có thâm niên và trình độ cao hơn, tuy nhiên ở mức độ nào thì hiện nay vẫn chưa có sự thống nhất cụ thể để công nhận trình độ và kinh nghiệm cụ thể cho Điều dưỡng hạng 1.

Mặc dù có các hạng điều dưỡng như hạng 2, hạng 3, nhưng việc xây dựng và triển khai các tiêu chuẩn để công nhận điều dưỡng hạng 1 vẫn chưa được chú trọng và thực hiện đầy đủ.

Nguồn nhân lực và cơ sở đào tạo trình độ Điều dưỡng

Để có thể trở thành Điều dưỡng hạng 1 cần rất nhiều thời gian, bên cạnh đó Điều dưỡng cũng cần phải có kiến thức, kỹ năng chuyên môn sâu. Tuy nhiên hệ thống đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho Điều dưỡng viên ở nhiều cơ sở đào tạo vẫn chưa đáp ứng đủ tiêu chuẩn. Điều này cũng khiến cho việc nâng cao thứ hạng Điều dưỡng từ hạng 2 lên hạng 1 còn gặp nhiều khó khăn. 

Bên cạnh đó, Điều dưỡng là một công việc chiếm khá nhiều thời gian, công sức và gần như các Điều dưỡng phải làm việc liên tục với cường độ cao. Nguồn nhân lực Điều dưỡng hiện tại cũng đang thiếu hụt ở các cơ sở y tế, đặc biệt ở các khu vực vùng sâu, vùng xa… Chính điều này cũng khiến cho những người muốn học bổ sung kiến thức Điều dưỡng cũng, nâng cao nghiệp vụ, trình độ thứ hạng cũng phải đắn đo khi bỏ ra thời gian dài học tập. 

Khó khăn trong việc công nhận và đánh giá trình độ

Để có thể nhận chức danh Điều dưỡng hạng 1 buộc người Điều dưỡng viên cần phải có đủ kiến thức chuyên sâu nhất trong lĩnh vực này, tuy nhiên việc đánh giá và công nhận, giám sát chuyên môn lại đang gặp khó khăn bởi việc quy định và hệ thống lại các quy chuẩn chưa được hoàn thiện, do đó việc phân loại điều dưỡng hạng 1 trở nên khó khăn hơn. 

Chính sách và tổ chức phân công trong bệnh viện

Ngoài những yếu tố về kỹ năng cũng như kiến thức chuyên môn thì hiện tại việc chưa có Điều dưỡng hạng 1 cũng một phần do yếu tố chính sách khuyến khích học tập tại các cơ sở y tế nhằm thăng hạng Điều dưỡng chưa được chú trọng. Điều này dẫn đến việc các Điều dưỡng không mấy quan tâm tới thứ hạng. 

Ngoài ra tại các cơ sở Y tế việc nhận định chuyên môn, đánh giá và phân công Điều dưỡng làm việc đều liên quan trực tiếp tới việc theo dõi và chăm sóc bệnh nhân. Chính điều này khiến cho Điều dưỡng viên hạng 3, 4 không có thời gian và cơ hội tham gia vào các khóa học nghiên cứu, nâng cao kiến thức, chủ yếu những khóa đào tạo này thường yêu cầu đối với các Điều dưỡng ở thứ hạng cao nhất.

Đề xuất bổ sung chức danh Điều dưỡng hạng 1 của Bộ Y tế

Mặc dù hiện tại chưa có chức danh Điều dưỡng hạng 1, tuy nhiên không thể phủ nhận rằng vẫn cần nâng cao trình độ Điều dưỡng viên nhằm đáp ứng các quy chuẩn, cũng như đánh giá đúng năng lực trình độ Điều dưỡng hiện tại. Để bổ sung cho vấn đề này, mới đây Bộ Y tế đề xuất bổ sung chức danh điều dưỡng viên hạng I vào nhóm chức danh điều dưỡng tại Dự thảo Thông tư thay thế Thông tư liên tịch 26/2015/TTLT-BYT-BNV. Theo đó đề xuất thêm chức danh: 

  • Điều dưỡng hạng I: Mã số: V.08.05.31 (Tốt nghiệp chuyên khoa cấp II hoặc tiến sĩ ngành Điều dưỡng).

Điều kiện để trở thành Điều dưỡng hạng I

Theo dự thảo mà Bộ Y tế đề xuất, để trở thành Điều dưỡng hạng I, cần phải đạt được trình độ như sau: 

– Người Điều dưỡng phải tốt nghiệp chuyên khoa cấp II hoặc tiến sĩ ngành Điều dưỡng;

– Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hoặc có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của người hành nghề điều dưỡng.

Nhiệm vụ của Điều dưỡng viên hạng I

– Chăm sóc người bệnh tại cơ sở y tế:

  • Chủ trì tổ chức thực hiện nhiệm vụ chuyên môn chăm sóc người bệnh theo quy định của pháp luật, quy định của Bộ Y tế phù hợp với phạm vi chuyên môn và trình độ đào tạo; 
  • Chủ trì triển khai thực hiện kỹ thuật mới trong chăm sóc điều dưỡng;
  • Chủ trì hội chân chuyên môn về chăm sóc điều dưỡng thuộc lĩnh vực được giao;
  • Chủ trì giám sát, kiểm tra, đánh giá, cải tiến chất lượng chăm sóc người bệnh trong phạm vi chuyên môn được giao.

– Chăm sóc người bệnh tại cộng đồng.

– Truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe:

  • Chủ trì lập kế hoạch, thực hiện, đánh giá và điều chỉnh kế hoạch tư vấn, truyền thông, giáo dục sức khỏe dựa vào mục tiêu và nhu cầu thực tế chăm sóc điều dưỡng;
  • Biên soạn, chủ trì tổ chức biên soạn nội dung thông tin, truyền thông, giáo dục sức khỏe trong lĩnh vực điều dưỡng.
  • Chủ trì thực hiện tư vấn cho người bệnh hoặc gia đình người bệnh lựa chọn dịch vụ chăm sóc điều dưỡng phù hợp.

Chủ trì tổ chức thực hiện quản lý, hướng dẫn sử dụng vật tư, thiết bị y tế phục vụ chăm sóc điều dưỡng trong phạm vi chuyên môn được giao.

Chủ trì tổ chức thực hiện công tác chỉ đạo tuyến về chuyên môn kỹ thuật điều dưỡng, triển khai phòng chống dịch trong phạm vi chuyên môn được giao.

– Đào tạo và nghiên cứu khoa học:

  • Chủ trì biên soạn tài liệu chuyên môn; xây dựng quy chế, quy trình kỹ thuật chuyên môn điều dưỡng, các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc theo nhóm chuyên ngành;
  • Tổ chức hoặc trực tiếp đào tạo, bồi dưỡng và chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật điều dưỡng đối với viên chức chuyên môn thuộc phạm vi được giao và học viên, sinh viên;
  • Tham gia hướng dẫn, đào tạo sau đại học hoặc nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật chăm sóc điều dưỡng, đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực điều dưỡng;
  • Chủ trì hoặc tham gia thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học;
  • Chủ trì và tham gia các hội thảo, hội nghị chuyên môn điều dưỡng.
  • Nghiên cứu đề xuất hoặc tham gia xây dựng chiến lược, chính sách, kế hoạch phát triển về công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân của ngành, địa phương.

Tiêu chuẩn năng lực, chuyên môn nghiệp vụ Điều dưỡng viên hạng I

– Hiểu biết về quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

– Có năng lực chủ trì tổ chức thực hiện danh mục kỹ thuật chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh của người hành nghề chức danh điều dưỡng.

– Có năng lực phát triển các nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực điều dưỡng, thực hành chăm sóc người bệnh.

– Có năng lực chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, đạt được ít nhất 02 thành tích khoa học trong số các thành tích sau:

  • Chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở được cấp có thẩm quyền nghiệm thu từ mức đạt yêu cầu trở lên;
  • Chủ trì xây dựng quy trình, hướng dẫn kỹ thuật chuyên môn trong lĩnh vực công tác cấp cơ sở hoặc sáng kiến cải tiến kỹ thuật được cấp có thẩm quyền ban hành;
  • Chủ biên các giáo trình, tài liệu tham khảo và chuyên khoa trong các lĩnh vực đào tạo điều dưỡng.

– Viên chức dự xét thăng hạng từ chức danh nghề nghiệp Điều dưỡng hạng II lên chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng I phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng II hoặc tương đương tối thiểu là 06 năm. Trường hợp có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh điều dưỡng hạng II tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng.

– Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.

Trên đây là toàn bộ đề xuất của Bộ Y tế trong dự thảo Thông tư Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức Điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y (sau đây gọi là Dự thảo Thông tư) thay thế Thông tư liên tịch 26/2015/TTLT-BYT-BNV. Tại Điều 2 Dự thảo Thông tư quy định nhóm chức danh Điều dưỡng sẽ có thêm Điều dưỡng hạng I.

Làm thế nào để có thứ hạng khi hành nghề Điều dưỡng?

Để có thứ hạng trong ngành Điều dưỡng, Điều dưỡng viên cần phải đáp ứng các yêu cầu và tiêu chí cụ thể được quy định trong hệ thống phân hạng của ngành y tế. Việc thăng hạng trong ngành điều dưỡng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, từ trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc cho đến các tiêu chuẩn cụ thể mà từng cơ sở y tế hoặc các cơ quan quản lý đưa ra. 

Quan trọng nhất, muốn hành nghề Điều dưỡng và được xét các thứ hạng trong ngành việc quan trọng nhất là phải có được tấm bằng Điều dưỡng, tấm bằng này có thể thuộc trình độ Đại học hoặc Cao đẳng Điều dưỡng, thấp nhất là Trung cấp Điều dưỡng. Ở mỗi hệ học sẽ có độ khó và kiến thức khác nhau. 

Đơn cử như Đại học Điều dưỡng cần phải xét tuyển với mức điểm khá cao, ở Trường Đại học Y Hà Nội đào tạo Điều dưỡng (Chương trình tiên tiến) xét mức điểm chuẩn khối B00 cao nhất là 24,59 điểm. Ở trình độ này người Điều dưỡng sẽ mất thời gian khoảng 4 năm học và thêm 2-3 năm kinh nghiệm làm việc sẽ đạt khung Điều dưỡng hạng 3. 

Đối với những người có bằng cấp thấp hơn như Trung cấp Điều dưỡng hoặc Cao đẳng Điều dưỡng như các thí sinh học tại Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch, với điều kiện xét tuyển yêu cầu thí sinh phải đỗ tốt nghiệp THPT, sinh viên sau khi ra trường sẽ có bằng Cử nhân thực hành Điều dưỡng, yêu cầu trình độ kinh nghiệm làm việc từ 2 – 4 năm sẽ đạt chức danh Điều dưỡng hạng 4. 

Có thể thấy rằng việc phân thứ hạng ở ngành Điều dưỡng nói riêng và các ngành nghề khác trong hệ thống Y tế nói chung đều nhằm mục đích phân định rõ vị trí, trình độ, kỹ năng nghề nghiệp của cán bộ ngành y. Bài viết trên cũng đã làm rõ những thắc mắc tại sao không có Điều dưỡng hạng 1 của những người đang hành nghề Điều dưỡng hoặc chuẩn bị đăng ký theo học ngành Điều dưỡng. 

Việc thăng hạng trong ngành Điều dưỡng không chỉ giúp nâng cao giá trị nghề nghiệp mà còn cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng. Không ngừng nâng cao kiến thức, kỹ năng, thứ hạng sẽ giúp những Điều dưỡng viên có được cơ hội lớn trong công việc, cũng như mang lại nguồn thu nhập cao cho chính bản thân mình.

5/5 - (4 bình chọn)
0/5 (0 Reviews)
tin cùng chuyên mục
Khối A01 học Điều dưỡng được không? Học trường nào tốt nhất? Khối A01 học Điều dưỡng được không? Nên học trường nào? Đây là thắc mắc của rất nhiều thí sinh khối A01 đang có dự định theo học ngành Điều dưỡng. Chúng ta hãy cùng tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây. Khối A01 học Điều dưỡng được […] Điều dưỡng khối C00 thi được không? Xét tuyển hình thức nào? Điều dưỡng khối C00 thi được không? Đây là thắc mắc của rất nhiều thí sinh và phụ huynh vào mỗi mùa tuyển sinh. Vai trò của Điều dưỡng là gì? Thực hiện tốt vai trò Điều dưỡng? . Vai trò của Điều dưỡng là gì? Điều dưỡng đóng vai trò thiết yếu trong quá trình chăm sóc, điều trị và hỗ trợ bệnh nhân. Nên học Điều dưỡng hay Phục hồi Chức năng công việc tốt hơn? Nên học Điều dưỡng hay Phục hồi chức năng để phát triển trong tương lai? Bởi đây là hai ngành học tiềm năng với cơ hội nghề nghiệp rộng mở. Chẩn đoán Điều dưỡng là gì? Có mục đích và quan trọng thế nào? chẩn đoán Điều dưỡng là gì? Tầm quan trọng như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết phía dưới. Điều dưỡng khối D01 học ở đâu? Triển vọng nghề nghiệp thế nào? Điều dưỡng thi khối D01 được không? Cùng tìm lời giải đáp chi tiết cho câu hỏi trên để có định hướng tốt nhất trong tương lai. Chuyển đổi Y sĩ sang Điều dưỡng là gì? Nhu cầu học ra sao? Học chuyển đổi Y sĩ đang Điều dưỡng có thể phát triển trong tương lai. Vậy chương trình học này như thế nào? Điều dưỡng đa khoa là gì? Kiến thức Điều dưỡng đa khoa chi tiết Điều dưỡng đa khoa là gì là vấn đề được rất nhiều thí sinh và phụ huynh quan tâm tìm hiểu bởi là ngành học tiềm năng hiện nay. Học chuyển đổi Điều dưỡng sang Y sĩ: Tổng hợp kiến thức chuẩn Học chuyển đổi Điều dưỡng sang Y sĩ để gia tăng cơ hội nghề nghiệp cũng như thu nhập cho bản thân. Cùng tìm hiểu chi tiết