Quy trình Điều dưỡng là gì? Quy trình Điều dưỡng gồm bước nào?

Quy trình Điều dưỡng là gì? Quy trình Điều dưỡng gồm bước nào?

13/09/2024

Người đăng : Nguyễn Bá Trung

Bất cứ Điều dưỡng viên nào cũng cần tuân thủ chính xác quy trình Điều dưỡng do Bộ Y tế đề ra. Hiện nay có rất nhiều quy trình Điều dưỡng khác nhau, tuy nhiên về cơ bản vẫn bao gồm các bước chính sẽ được phân tích cụ thể qua bài viết phía dưới.

Khái niệm về quy trình Điều dưỡng

Quy trình điều dưỡng là một hệ thống các hoạt động của các Điều dưỡng viên nhằm quản lý và chăm sóc người bệnh. Nhờ quy trình này, các hoạt động sẽ giúp cho việc chăm sóc bệnh nhân được hiệu quả và an toàn nhất. Các bước cơ bản trong quy trình chăm sóc bệnh nhân bao gồm:

Khái niệm về quy trình Điều dưỡng

Khái niệm về quy trình Điều dưỡng

  • Đánh giá (Assessment)
  • Chẩn đoán (Diagnosis)
  • Lập kế hoạch (Planning)
  • Thực hiện (Implementation)
  • Đánh giá lại (Evaluation)

Đây là quy trình quan trọng trong quá trình chăm sóc sức khỏe của người bệnh. Từ đó, có thể đảm bảo rằng bệnh nhân sẽ nhận được sự chăm sóc tốt nhất giúp cải thiện sức khỏe của mình.

Mục đích của quy trình Điều dưỡng

Mọi quy trình đưa ra đều với mục đích chăm sóc sức khỏe bệnh nhân hiệu quả nhất. Dưới đây là những mục đích cơ bản khi thiết lập quy trình Điều dưỡng:

  • Quy trình Điều dưỡng là những bước cơ bản mà tất cả các Điều dưỡng cần thực hiện để đạt được mục tiêu tốt nhất trong chăm sóc bệnh nhân.
  • Quy trình chăm sóc Điều dưỡng cần được thực hiện liên tục để mang lại hiệu quả nhất định.
Mục đích của quy trình Điều dưỡng

Mục đích của quy trình Điều dưỡng

  • Qua việc thực hiện quy trình Điều dưỡng, các bạn sẽ nâng cao được kiến thức nghiệp vụ cũng như cải tiến được kiến thức chuyên môn.
  • Với quy trình này, bạn sẽ kiểm tra được toàn bộ hệ thống công việc và tránh bỏ sót công việc khi chăm sóc người bệnh.
  • Là cơ sở để các phòng ban, các Điều dưỡng viên và các nhân viên có liên quan phối hợp nhuần nhuyễn với nhau.
  • Quy trình Điều dưỡng giúp Điều dưỡng viên thực hiện nhiệm của có trách nhiệm hơn và ý thức được việc mình đang làm.
  • Với quy trình này, dễ dàng nhận rõ được trách nhiệm của từng Điều dưỡng viên trong từng khâu chăm sóc.
  • Qua quy trình Điều dưỡng có thể giúp Điều dưỡng trưởng đánh giá được trình độ cũng như khả năng và thái độ làm việc của từng nhân viên. Từ đó, giúp việc quản lý Điều dưỡng viên được tốt hơn.
  • Từ đây, có thể sử dụng làm tài liệu để phục vụ cho các công tác nghiên cứu của khoa Điều dưỡng.
  • Khi có kế hoạch và quy trình chăm sóc bệnh cụ thể và hoàn chỉnh, bệnh nhân sẽ tin tưởng và an tâm hơn trong công tác chăm sóc của Điều dưỡng.

Tầm quan trọng của quy trình Điều dưỡng

Quy trình Điều dưỡng là một phần quan trọng, không thể thiếu trong quá trình chăm sóc người bệnh. Tầm quan trọng của quy trình này được thể hiện qua các điểm chính như sau:

  • Quy trình Điều dưỡng sẽ định hướng công việc cho các Điều dưỡng giúp họ làm việc có hệ thống và thống nhất. Việc này giúp tiết kiệm thời gian và nguồn lực trong công tác chăm sóc bệnh nhân.
  • Với quy trình này, các vấn đề sức khỏe của bệnh nhân sẽ được phát hiện kịp thời giúp tăng cường an toàn cho họ. Từ đó, các rủi ro và sai sót trong công tác chăm sóc người bệnh của Điều dưỡng sẽ được giảm thiểu nhất.
  • Quy trình Điều dưỡng giúp cải thiện chất lượng chăm sóc bệnh nhân một cách rõ rệt. Các kế hoạch chăm sóc sẽ được lập dựa trên nhu cầu cụ thể của từng bệnh nhân. Điều này khiến cho quá trình chăm sóc trở nên tối ưu nhất và phù hợp với từng người bệnh cụ thể.
  • Với quy trình chăm sóc cụ thể và có tổ chức, sẽ làm tăng cường sự hài lòng của bệnh nhân và người nhà của họ về chất lượng chăm sóc và dịch vụ được hưởng.
  • Quy trình Điều dưỡng giúp đảm bảo sự liên tục trong quá trình chăm sóc bệnh nhân. Qua đó, tất cả đội ngũ nhân viên chăm sóc đều nắm tình trạng và kế hoạch chăm sóc người bệnh. Đây là điều vô cùng quan trọng nếu bệnh nhân cần được chuyển giao qua các khoa khác.
  • Khi thực hiện quy trình Điều dưỡng, bạn cần ghi chép chi tiết về tình trạng bệnh nhân, quá trình điều trị, kết quả. Do đó, sự tiến triển của người bệnh sẽ được theo dõi sát sao và cũng là cơ sở dữ liệu để lên điều chỉnh kế hoạch chăm sóc (nếu cần).
  • Nhờ quy trình Điều dưỡng, các Điều dưỡng viên mới sẽ dễ dàng hiểu và thực hiện được các quy tắc và các chuẩn mực nghề nghiệp. Từ đó, giúp họ cải thiện kỹ năng và phát triển nghề nghiệp trong tương lai.
  • Đặc biệt khi có tranh chấp về pháp lý xảy ra, đây chính là chứng cứ để bảo vệ những người Điều dưỡng.

Chi tiết về các bước trong quy trình Điều dưỡng

Quy trình điều dưỡng thường được chia thành 5 bước cơ bản. Mỗi bước đều có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc và mang lại hiệu quả hồi phục nhất định cho bệnh nhân:

Bước 1: Nhận định

Để thực hiện quy trình Điều dưỡng, đầu tiên cần nhận định tình trạng của bệnh nhân bằng cách đánh giá, thẩm định và ghi chép. Đây là hoạt động quan trọng giúp xây dựng được kế hoạch chăm sóc phù hợp nhất cho bệnh nhân. Theo đó, Điều dưỡng viên cần nhận định đầy đủ các yếu tố như sau:

  • Nhận định thực thể: Huyết áp, nhiệt độ cơ thể, hô hấp, da, dinh dưỡng, bài tiết, các dấu hiệu và triệu chứng bệnh,…
  • Nhận định tinh thần, cảm xúc: Sự đáp ứng bằng lời nói, cử chỉ, khả năng tư duy, hiểu biết về bệnh tật,…
  • Nhận định về kinh tế, văn hóa và xã hội: Trình độ văn hóa, hiểu biết xã hội, ảnh hưởng văn hóa tới người bệnh,…
  • Nhận định về môi trường: Nhận định về điều kiện sống, nơi làm việc, khả năng phòng ngừa,…

Các Điều dưỡng viên có thể thu thập thông tin từ chính bệnh nhân hoặc từ người nhà thân gia đình, hồ sơ của họ,…Sau đó, các bạn sẽ phân chia thông tin thành hai loại (chủ quan và khách quan). Những thông tin này có ý nghĩa rất quan trọng đến việc chẩn đoán cũng như lập kế hoạch sau này.

Bước 2: Chẩn đoán Điều dưỡng

Với những dữ liệu đã thu thập được, Điều dưỡng viên sẽ đưa ra những phân tích và đánh giá dựa trên những kiến thức, cơ sở khoa học và kinh nghiệm tích lũy được. Đây chính là hoạt động chẩn đoán và các bạn cần tuân thủ theo công thức sau:

Chẩn đoán Điều dưỡng = Vấn đề của người bệnh + Nguyên nhân (nếu có).

Chi tiết về các bước trong quy trình Điều dưỡng

Chi tiết về các bước trong quy trình Điều dưỡng

Lưu ý, những chẩn đoán đưa ra cần ngắn gọn, cụ thể và có liên quan trực tiếp đến tình trạng người bệnh. Chẩn đoán của Điều dưỡng viên có thể thay đổi tùy vào trạng thái của người bệnh và ở mỗi bệnh nhân cũng thường cũng thường khác nhau. Chẩn đoán Điều dưỡng được sử dụng để bổ sung trong quá trình điều trị.

Bước 3: Lập kế hoạch Điều dưỡng

Ở bước này, các Điều dưỡng viên sẽ lập kế hoạch Điều dưỡng để tổ chức thực hiện hoạt động chăm sóc bệnh nhân. Trong bản kế hoạch sẽ cung cấp đầy đủ những mục tiêu, hoạt động, phân chia công việc,…nhằm tạo quá trình điều trị hiệu quả nhất cho bệnh nhân. Dưới đây là 3 bước để phát triển bản kế hoạch Điều dưỡng:

  • Thiết lập vấn đề ưu tiên: Nhận định đầy đủ các khía cạnh như tham khảo ý kiến người bệnh, nhu cầu cơ bản của bệnh nhân, xác định chẩn đoán nào có nguy cơ đe dọa tính mạng,…
  • Thành lập mục tiêu: Đưa ra mục tiêu cụ thể nhất, đo lường được. Bên cạnh đó, nêu lên đầy đủ các vấn đề của người bệnh kèm theo mốc thời gian chi tiết.
  • Kế hoạch chăm sóc: Xây dựng theo nhu cầu cá nhân của từng người bệnh, trình bày khoa học, rõ ràng để ai cũng có thể sử dụng.

Bước 4: Thực hiện kế hoạch

Điều dưỡng viên và các cá nhân có liên quan sẽ dứa vào bản kế hoạch cụ thể đã được lập để thực hiện quá trình chăm sóc cho bệnh nhân. Trình tự lần lượt các hoạt động cần thực hiện như sau:

  • Nhận định lại bệnh nhân: Cần liên tục xem xét và đánh giá tình trạng người bệnh và cập nhật những thay đổi quan trọng.
  • Xem xét và sửa đổi kế hoạch: Có thể tinh chỉnh bản kế hoạch trong quy trình Điều dưỡng để phù hợp với tình trạng bệnh nhân sao cho đảm bảo hiệu quả chăm sóc mang tính thời điểm.
  • Phối hợp, giao tiếp: Để chăm sóc bệnh nhân hiệu quả, việc giao tiếp và phối hợp giữa các Điều dưỡng viên là vô cùng quan trọng.

Ngoài ra, can thiệp Điều dưỡng cũng là một hoạt động vô cùng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và tính mạng người bệnh. Tùy vào từng trường hợp mà Điều dưỡng viên sẽ thực hiện can thiệp chủ động, bị động hay phụ thuộc lẫn nhau tương ứng. 

Bước 5: Đưa ra đánh giá

Ở bước cuối cùng này, các Điều dưỡng viên sẽ đưa ra đánh giá. Hoạt động này sẽ đo lường được sự đáp ứng của người bệnh đối với hoạt động chăm sóc Điều dưỡng được tiếp nhận. Bên cạnh đó, việc tinh chỉnh sẽ góp phần tối ưu hóa quy trình Điều dưỡng của cơ sở khám chữa bệnh.

Áp dụng quy trình Điều dưỡng chăm sóc người bệnh

Quy trình Điều dưỡng chăm sóc bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra và tác nhân truyền bệnh chính là muỗi. Hãy cùng tìm hiểu về quy trình Điều dưỡng cho bệnh nhân sốt xuất huyết ngay dưới đây:

Bước 1: Đánh giá (Assessment)

Xác định tình trạng bệnh nhân:

– Hỏi bệnh nhân và người thân về các triệu chứng của bệnh như: phát ban, sốt cao, đau cơ,…

– Xác định tiền sử tiếp xúc với vùng dịch, người bệnh sốt xuất huyết hoặc với muỗi.

– Đo các chỉ số về huyết áp, nhịp tim, nhịp thở, nhiệt độ,…

– Theo dõi các tình trạng của bệnh nhân: các dấu hiệu về xuất huyết, sốc,…

– Thăm khám tình trạng da như: chảy máu nước, các điểm xuất huyết, bầm tím,…

– Theo dõi và phát hiện các tình trạng giảm tiểu cầu thông qua các xét nghiệm như: số lượng tiểu cầu, hematocrit,…

Bước 2: Chẩn đoán (Diagnosis)

– Chẩn đoán của Điều dưỡng viên:

– Nguy cơ chảy máu do giảm tiểu cầu và tổn thương mạch máu

– Rối loạn huyết động

– Nguy cơ sốc do giảm thể tích dịch

Bước 3: Lập kế hoạch (Planning)

Mục tiêu chăm sóc bệnh nhân:

– Hạ sốt và làm giảm các cơn đau cho bệnh nhân

– Hỗ trợ cung cấp dinh dưỡng cho người bệnh sớm khỏe

– Ngăn ngừa không để nảy sinh các biến chứng về bệnh sốt xuất huyết như: sốc, xuất huyết,…

Can thiệp Điều dưỡng:

– Theo dõi bệnh nhân thường xuyên tránh tình trạng giảm tiểu cầu

– Chỉ định truyền dịch và dự phòng chống sốc nếu cần

– Tư vấn và hướng dẫn bệnh nhân về các cách phòng ngừa sốt xuất huyết

– Sử dụng thuốc hạ sốt an toàn cho bệnh nhân và tránh dùng các thuốc chống viêm gây nguy cơ xuất huyết.

Bước 4: Thực hiện (Implementation)

– Hạ sốt kịp thời cho bệnh nhân bằng các phương pháp như: lau người bằng nước ấm, quạt,…

– Hướng dẫn bệnh nhân uống đủ nước, cung cấp dịch uống và truyền dịch để phòng ngừa mất nước

– Theo dõi và ghi chép thường xuyên về tình trạng của bệnh nhân

– Giải thích cho bệnh nhân và người nhà về bệnh sốt xuất huyết, nguyên nhân, các triệu chứng và biện pháp phòng ngừa

– Hướng dẫn gia đình và người bệnh cách theo dõi và sử lý khi sốt cũng như khi nào cần gọi hỗ trợ từ các nhân viên y tế.

Bước 5: Đánh giá lại (Evaluation)

Đánh giá hiệu quả chăm sóc:

– Qua các chỉ số xét nghiệm và thực trạng của bệnh nhân, Điều dưỡng viên đánh giá sự cải thiện về sức khỏe và thay đổi về triệu chứng của bệnh nhân.

– Theo dõi và đánh giá hiệu quả các can thiệp Điều dưỡng vừa qua

– Điều chỉnh lại kế hoạch chăm sóc dựa trên tình trạng sức khỏe và phản ứng của người bệnh.

Quy trình Điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân viêm phổi

Dưới đây là quy trình Điều dưỡng chăm sóc cho bệnh nhân viêm phổi để các bạn có thể tham khảo:

  1. Đánh giá (Assessment)

Xác định tình trạng bệnh nhân:

– Hỏi bệnh nhân về các triệu chứng như: sốt, ho, khó thở, đau ngực,…

– Thu thập thông tin về các tiền sử bệnh như: lịch sử tiếp xúc với người bệnh, lịch sử hút thuốc, bệnh nền,…

– Đo các chỉ số về: nhiệt độ, nhịp tim, huyết áp,…

– Nghe phổi để xác định các âm thanh bất thường ban đầu

– Đánh giá sơ bộ về khả năng hô hấp, màu da, niêm mạc,…của bệnh nhân

– Theo dõi các kết quả xét nghiệm và hình ảnh chụp X-quang để đánh giá tình trạng.

Bước 2: Chẩn đoán (Diagnosis)

Chẩn đoán của Điều dưỡng viên:

– Khó thở do viêm phổi

– Nguy cơ nhiễm trùng hoặc biến chứng do viêm phổi

– Nguy cơ giảm oxy máu, thiếu hụt dịch

Bước 3: Lập kế hoạch (Planning)

Mục tiêu chăm sóc bệnh nhân:

– Giúp bệnh nhân cải thiện triệu chứng khó thở và hô hấp tốt hơn

– Cung cấp đủ oxy và cân bằng dịch cho bệnh nhân

– Phòng chống các tình trạng nhiễm trùng hoặc điều trị nếu có.

Can thiệp Điều dưỡng:

– Hỗ trợ cung cấp oxy và hướng dẫn kỹ thuật thở, các bài tập thở cho bệnh nhân

– Theo dõi và cung cấp thuốc theo chỉ định của Bác sĩ

– Cung cấp đầy đủ dịch và điện giải cho người bệnh.

Bước 4: Thực hiện (Implementation)

– Hướng dẫn người bệnh các kỹ thuật thở như: thở bằng bụng, thở sâu,…

– Cung cấp thuốc giãn phế quản nếu cần

– Đảm bảo cung cấp đầy đủ thuốc theo chỉ định của Bác sĩ

– Cung cấp oxy liệu pháp nếu cần

– Theo dõi tình trạng hô hấp của bệnh nhân như: mức độ khó thở, nhịp thở, màu da,…

– Thực điều chỉnh cần thiết thông qua các đánh giá về hiệu quả điều trị

– Theo dõi tác dụng phụ của thuốc đối với người bệnh nếu có

– Tư vấn và hướng dẫn bệnh nhân cũng như người nhà về nguyên nhân, triệu chứng, các quản lý bệnh và khi nào cần tìm sự trợ giúp.

– Hướng dẫn người bệnh chế độ nghỉ ngơi, thông tin về dinh dưỡng để thực hiện hiệu quả.

Bước 5: Đánh giá lại (Evaluation)

Đánh giá hiệu quả chăm sóc:

– Đánh giá về mức độ cải thiện sức khỏe và tình trạng chung của bệnh nhân

– Thông qua các xét nghiệm và hình ảnh X-quang để đánh giá tiến triển của bệnh.

– Đánh giá hiệu quả của các can thiệp Điều dưỡng và cập nhật các điều chỉnh kế hoạch chăm sóc cho phù hợp nhất với bệnh nhân.

Quy trình Điều dưỡng cho bệnh nhân thở oxy

Quy trình Điều dưỡng cho bệnh nhân thở oxy cũng bao gồm 5 bước cơ bản. Hãy cùng tham khảo các bước chi tiết của quy trình này:

Bước 1: Đánh giá (Assessment)

Xác định tình trạng bệnh nhân:

– Xác định lý do cần thở oxy của bệnh nhân như bị hen, viêm phổi,…

– Cập nhật thông tin về tiền sử bệnh và các triệu chứng về hô hấp của người bệnh

– Đo các chỉ số bao gồm: huyết áp, nhịp tim, nhiệt độ,…

– Đánh giá tình trạng hô hấp: tần suất ho, khó thở,…

– Kiểm tra tình trạng da và niêm mạc để phát hiện dấu hiệu thiếu oxy của người bệnh

– Đo nồng độ oxy trong máu của bệnh nhân bằng máy Sp02

Bước 2: Chẩn đoán (Diagnosis)

Chẩn đoán của Điều dưỡng viên:

– Thiếu oxy

– Nguy cơ nhiễm trùng hoặc biến chứng do thiếu oxy

– Nguy cơ tổn thương da hoặc niêm mạc

  1. Lập kế hoạch (Planning)

Mục tiêu chăm sóc bệnh nhân:

– Duy trì nồng độ oxy trong máu bệnh nhân theo chỉ định của Bác sĩ

– Phòng chống các biến chứng có liên quan đến thiếu oxy

– Tư vấn để người bệnh nhân hiểu và tuân thủ các phương pháp điều trị.

Can thiệp Điều dưỡng:

Cung cấp oxy theo đúng chỉ định của Bác sĩ cho người bệnh

– Theo dõi tình trạng của bệnh nhân và các phản ứng của họ

– Hướng dẫn người bệnh và gia đình về cách sử dụng các thiết bị thở oxy và các quy tắc sử dụng máy.

Bước 4: Thực hiện (Implementation)

– Đảm bảo máy cung cấp oxy được đặt đúng vị trí và hoạt động đúng cách

– Đảm bảo nguồn cung cấp oxy không bị cạn kiệt

– Vệ sinh hệ thống cung cấp oxy để tránh nhiễm trùng

– Thường xuyên theo dõi nồng độ oxy trong máu bệnh nhân và điều chỉ theo chỉ định của Bác sĩ

– Theo dõi và ghi chép lại các triệu chứng bất thường hay phản ứng phụ nào của bệnh nhân

– Kiểm tra da và niêm mạc thường xuyên để tránh dị ứng

– Hướng dẫn bệnh nhân và người nhà cách sử dụng các thiết bị thở oxy

– Hướng dẫn cách xử lý sự cố khi thiết bị thở oxy gặp vấn đề và khi nào cần gọi trợ giúp từ nhân viên y tế.

Bước 5: Đánh giá lại (Evaluation)

– Đánh giá tình trạng cải thiện của bệnh nhân về hô hấp và nồng độ oxy máu

– Cập nhật kế hoạch chăm sóc và điều chỉnh sao cho phù hợp nhất với bệnh nhân

Thông qua bài viết trên, Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã tổng hợp toàn bộ thông tin chi tiết về quy trình Điều dưỡng. Hy vọng bài viết trên hữu ích và giải đáp được thắc mắc các bạn.

5/5 - (1 bình chọn)
0/5 (0 Reviews)
tin cùng chuyên mục
Tình huống giao tiếp giữa Điều dưỡng và bệnh nhân quan trọng Tình huống giao tiếp giữa Điều dưỡng và bệnh nhân quan trọng Tình huống giao tiếp giữa Điều dưỡng và bệnh nhân quan trọng bắt buộc người Điều dưỡng cần nắm bắt chi tiết. 99 câu hỏi phỏng vấn Điều dưỡng quan trọng phổ biến 2024 99 câu hỏi phỏng vấn Điều dưỡng quan trọng phổ biến 2024 99 câu hỏi phỏng vấn Điều dưỡng không thể bỏ qua giúp các ứng viên chuẩn bị kỹ lưỡng cho buổi phỏng vấn sắp tới. Điều dưỡng có được tiêm filler không? Giải đáp câu hỏi chi tiết Điều dưỡng có được tiêm filler không? Giải đáp câu hỏi chi tiết Tiêm filler là một trong những kỹ thuật làm đẹp được ưa chuộng hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng được phép thực hiện kỹ thuật này. Vậy, Điều dưỡng có được tiêm filler không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Thông tin chung […] Điều dưỡng nha khoa học mất bao lâu? Làm công việc gì? Điều dưỡng nha khoa học mất bao lâu? Làm công việc gì? Điều dưỡng nha khoa là gì? Dưới đây là tất tần tật thông tin về chuyên ngành này để các bạn có thể tham khảo. Điều dưỡng có lương hưu không? Cách tính lương hưu thế nào? Điều dưỡng có lương hưu không? Cách tính lương hưu thế nào? Điều dưỡng có lương hưu không? Cách tính như thế nào? Ban tư vấn Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch tìm lời giải đáp Ngành Điều dưỡng học trường nào ở TPHCM? TOP 14 trường tốt Ngành Điều dưỡng học trường nào ở TPHCM? TOP 14 trường tốt Ngành Điều dưỡng học trường nào ở TPHCM là vấn đề được nhiều sĩ tử đặt ra trong mùa tuyển sinh năm nay để chọn ra đơn vị uy tín. Học Điều dưỡng có cần Laptop không? Giải đáp thông tin chi tiết Học Điều dưỡng có cần Laptop không? Giải đáp thông tin chi tiết Học Điều dưỡng có cần laptop không bởi chi phí mua laptop không hề rẻ nên nhiều bạn phân vân laptop có hỗ trợ quá trình học tập không. Học Cao đẳng điều Dưỡng Online là gì? Khác gì học tại trường? Học Cao đẳng điều Dưỡng Online là gì? Khác gì học tại trường? Học Cao đẳng Điều dưỡng Online là lựa chọn của nhiều học viên bởi chương trình học rút gọn nhanh chóng nhưng đảm bảo kiến thức 12 nhiệm vụ chuyên môn chăm sóc của Điều dưỡng bắt buộc 12 nhiệm vụ chuyên môn chăm sóc của Điều dưỡng bắt buộc 12 nhiệm vụ chuyên môn của Điều dưỡng là nguyên tắc các Điều dưỡng viên cần tuân thủ được Bộ Y tế đề xuất rõ thể hiện vai trò của Điều dưỡng