Khối R gồm những môn, ngành học nào? Trường đào tạo khối R?

Khối R gồm những môn, ngành học nào? Trường đào tạo khối R?

03/04/2025

Người đăng : Nguyễn Bá Trung

Khối R là một trong những khối thi đặc biệt dành cho những thí sinh đam mê các lĩnh vực nghệ thuật, văn hóa và truyền thông. Vậy, khối R gồm những môn nào? Hình thức thi và xét tuyển của khối R ra sao? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Khối R gồm những môn nào?

Cũng giống như các khối thi khác, khối R gồm 3 môn thi chính. Trong đó có 2 môn văn hóa và 1 môn năng khiếu. Đây là khối thi phù hợp với những thí sinh có đam mê và năng khiếu trong các lĩnh vực nghệ thuật, báo chí và văn hóa.

Các tổ hợp môn thi khối R hiện nay

Khối R bao gồm rất nhiều môn năng khiếu khác và được chia ra làm nhiều tổ hợp môn như sau:

Các tổ hợp môn thi khối R hiện nay

Các tổ hợp môn thi khối R hiện nay

  • Khối R00: Ngữ văn, Lịch sử và Năng khiếu báo chí;
  • Khối R01: Ngữ văn, Địa lý và Năng khiếu biểu diễn nghệ thuật;
  • Khối R02: Toán, Ngữ văn và Năng khiếu biểu diễn nghệ thuật;
  • Khối R03: Ngữ văn, Tiếng anh và Năng khiếu biểu diễn nghệ thuật;
  • Khối R04: Ngữ văn, Biểu diễn nghệ thuật và Kiến thức văn hóa – xã hội – nghệ thuật;
  • Khối R05: Ngữ văn, Tiếng anh và Năng khiếu kiến thức truyền thông;
  • Khối R06: Ngữ văn, Khoa học tự nhiên và Năng khiếu báo chí;
  • Khối R07: Toán, Ngữ văn và Năng khiếu ảnh báo chí;
  • Khối R08: Ngữ văn, Tiếng anh và Năng khiếu ảnh báo chí;
  • Khối R09: Ngữ văn, Khoa học tự nhiên và Năng khiếu ảnh báo chí;
  • Khối R11: Toán, Ngữ văn và Năng khiếu quay phim truyền hình;
  • Khối R12: Ngữ văn, Tiếng anh và Năng khiếu quay phim truyền hình;
  • Khối R13: Ngữ văn, Khoa học tự nhiên và Năng khiếu quay phim truyền hình;
  • Khối R15: Toán, Ngữ văn và Năng khiếu báo chí;
  • Khối R16: Ngữ văn, Khoa học xã hội và Năng khiếu báo chí;
  • Khối R17: Ngữ văn, Khoa học xã hội và Năng khiếu ảnh báo chí;
  • Khối R18: Ngữ văn, Khoa học xã hội và Năng khiếu quay phim truyền hình;
  • Khối R19: Ngữ văn, Năng khiếu báo chí và Chứng chỉ tiếng Anh (đã quy đổi điểm);
  • Khối R20: Ngữ văn, Năng khiếu ảnh báo chí và Chứng chỉ tiếng Anh (đã quy đổi điểm);
  • Khối R21: Ngữ văn, Năng khiếu quay phim truyền hình và Chứng chỉ tiếng Anh (đã quy đổi điểm);
  • Khối R22: Toán, Ngữ văn và Chứng chỉ tiếng Anh (đã quy đổi điểm);
  • Khối R23: Ngữ văn, Lịch sử và Chứng chỉ tiếng Anh (đã quy đổi điểm);
  • Khối R24: Chứng chỉ tiếng Anh (đã quy đổi điểm), Ngữ văn và Toán;
  • Khối R25: Ngữ văn, Khoa học tự nhiên và Chứng chỉ tiếng Anh (đã quy đổi điểm);
  • Khối R26: Ngữ văn, Khoa học xã hội và Chứng chỉ tiếng Anh (đã quy đổi điểm).

Hình thức thi và xét tuyển khối R

Khối R là khối thi kết hợp giữa các môn văn hóa và năng khiếu. Dưới đây là các hình thức thi và xét tuyển cho khối R:

Môn thi THPT

Thí sinh sẽ thi 02 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn và 02 môn tự chọn trong số các môn sau: Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ. Trong đó:

  • Môn Ngữ văn: Thi tự luận trong thời gian 120 phút;
  • Môn Toán: Thi trắc nghiệm trong thời gian 90 phút;
  • Các môn còn lại thi trắc nghiệm với thời gian mỗi môn là 50 phút.

Môn năng khiếu

Khối R gồm những môn thi năng khiếu như sau:

Môn năng khiếu Báo chí: Thí sinh sẽ làm bài thi trắc nghiệm và tự luận.

  • Thi trắc nghiệm: 30 câu hỏi với thời gian làm bài 30 phút;
  • Thi tự luận: 2 câu hỏi với thời gian làm bài trong 120 phút.

Môn kiến thức văn hóa – xã hội – nghệ thuật: Thí sinh thi vấn đáp hoặc tự luận trong thời gian 150 phút.

Môn năng khiếu biểu diễn nghệ thuật: Thí sinh thi hát, múa, nhạc cụ, sân khấu,… trong khoảng 5-10 phút.

Môn năng khiếu kiến thức truyền thông: Thí sinh bốc thăm câu hỏi và trả lời trước hội đồng thi. Trong đó, thời gian chuẩn bị bốc thăm là 10 phút và thuyết trình là 10 phút.

Thang điểm các môn năng khiếu được tính như sau:

  • Nội dung: 5 điểm;
  • Văn hóa giao tiếp ứng xử: 1 điểm;
  • Phong cách trình bày và khả năng diễn đạt: 3 điểm;
  •  Nộp bài đúng trong thời gian quy định: 1 điểm.

Khối R gồm những ngành gì?

Các ngành học thuộc khối R rất đa dạng.. Dưới đây là những ngành học phổ biến nhất thuộc khối R để các bạn có thể tham khảo và lựa chọn:

STT

Tên ngành

STT

Tên ngành

1

Biên đạo Múa

23

Kinh tế chính trị

2

Quản lý văn hóa

24

Kinh tế, chuyên ngành Quản lý kinh tế

3

Giáo dục Đặc biệt

25

Kinh tế, chuyên ngành Kinh tế và Quản lý

4

Quản lý văn hóa thông tin

26

Kinh tế, chuyên ngành Kinh tế và Quản lý (chất lượng cao)

5

Giáo dục Tiểu học

27

Chính trị học, chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh

6

Quản lý văn hóa nghệ thuật

28

Chính trị học, chuyên ngành Văn hóa phát triển

7

Sư phạm Giáo dục Mầm non

29

Chính trị học, chuyên ngành Chính sách công

8

Tổ chức, dàn dựng chương trình văn hóa nghệ thuật

30

Chính trị học, chuyên ngành Truyền thông chính sách

9

Sư phạm Mỹ thuật

31

Quản lý nhà nước, chuyên ngành Quản lý hành chính nhà nước

10

Truyền thống văn hóa

32

Công tác xã hội Quản lý công

11

Biểu diễn nghệ thuật

33

Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước, chuyên ngành Công tác dân vận

12

Báo chí, chuyên ngành Báo in

34

Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước, chuyên ngành Công tác tổ chức

13

Báo chí, chuyên ngành Báo phát thanh

35

Xuất bản, chuyên ngành Biên tập xuất bản

14

Báo chí, chuyên ngành Báo truyền hình

36

Xuất bản, chuyên ngành Xuất bản điện tử

15

Báo chí, chuyên ngành Báo mạng điện tử

37

Xã hội học

16

Báo chí, chuyên ngành Báo truyền hình chất lượng cao

38

Truyền thông quốc tế

17

Báo chí, chuyên ngành Ảnh báo chí

39

Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

18

Báo chí, chuyên ngành Quay phim truyền hình

40

Quan hệ quốc tế, chuyên ngành Thông tin đối ngoại

19

Truyền thông đại chúng

41

Quan hệ quốc tế, chuyên ngành Quan hệ chính trị và truyền thông quốc tế

20

Truyền thông đa phương tiện

42

Quan hệ quốc tế, chuyên ngành Quan hệ quốc tế và truyền thông toàn cầu (chất lượng cao)

21

Triết học

43

Quan hệ công chúng, chuyên ngành Quan hệ công chúng chuyên nghiệp

22

Chủ nghĩa xã hội khoa học

44

Quan hệ công chúng, chuyên ngành Truyền thông Marketing (chất lượng cao)

Các trường Đại học tuyển sinh khối R

Trên toàn quốc hiện nay có khá nhiều trường xét tuyển khối R uy tín. Dưới đây là danh sách những trường tiêu biểu được đánh giá cao để các bạn có thể tham khảo:

  • Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh TP.HCM;
  • Trường Đại học Mỹ thuật TP.HCM;
  • Trường Đại học Văn hóa TP.HCM;
  • Trường Đại học Ngoại ngữ – Tin học TP.HCM;
  • Trường Đại học Đại Nam;
  • Trường Đại học Hoa Sen;
  • Trường Đại học Hòa Bình;
  • Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM;
  • Trường Đại học Thủ Dầu Một;
  • Trường Đại học Tây Đô;
  • Trường Đại học Đông Á;
  • Trường Đại học Trà Vinh;
  • Trường Đại học Bình Dương;
  • Trường Đại học Phan Thiết.

Học khối R ra trường làm gì? Mức thu nhập như thế nào?

Học khối R mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp trong các ngành nghề liên quan đến nghệ thuật, báo chí, truyền thông, văn hóa và quản lý văn hóa. Dưới đây là một số ngành nghề phổ biến mà sinh viên khối R có thể ứng tuyển sau khi ra trường cùng với mức thu nhập cơ bản để các bạn tham khảo:

Học khối R ra trường làm gì? Mức thu nhập như thế nào?

Học khối R ra trường làm gì? Mức thu nhập như thế nào?

Ngành Báo chí và Truyền thông

Vị trí công việc: Nhà báo, biên tập viên, phóng viên, biên kịch, MC, phát thanh viên, chuyên viên truyền thông,…

Mức thu nhập:

Mức lương khởi điểm của nhà báo, phóng viên sẽ từ 8 – 15 triệu/tháng. Với những người đã kinh nghiệm làm việc, mức lương có thể lên tới 20-30 triệu/tháng;

Các biên tập viên, phát thanh viên sẽ có mức thu nhập nằm trong khoảng từ 10 – 20 triệu/tháng và có thể lên đến 30 triệu/tháng tùy vào kinh nghiệm làm việc;

Mức lương của chuyên viên truyền thông dao động từ 10 – 25 triệu/tháng tùy vào vị trí và kinh nghiệm.

Ngành Nghệ thuật (Múa, Âm nhạc, Diễn xuất)

Vị trí công việc: Diễn viên, ca sĩ, vũ công, biên đạo múa, giảng viên nghệ thuật, đạo diễn sân khấu, chỉ huy dàn nhạc,…

Mức thu nhập:

Diễn viên, ca sĩ, vũ công có thu nhập dao động từ 5 – 15 triệu/tháng khi mới khởi nghiệp. Nếu bạn đã có tên tuổi, mức thu nhập có thể lên tới hàng trăm triệu đồng/tháng hoặc cao hơn thế rất nhiều từ việc tham gia các sự kiện, show diễn hoặc hợp đồng quảng cáo;

Mức lương của các giảng viên nghệ thuật sẽ khoảng 10 – 20 triệu/tháng.

Ngành Quản lý văn hóa, Quản lý nghệ thuật

Vị trí công việc: Quản lý chương trình nghệ thuật, tổ chức sự kiện, quản lý di sản văn hóa, quản lý các tổ chức văn hóa nghệ thuật,…

Mức thu nhập:

Mức lương của vị trí quản lý chương trình nghệ thuật dao động từ 10 – 20 triệu/tháng. Nếu bạn có nhiều kinh nghiệm hoặc làm việc tại các tổ chức lớn thì mức lương có thể cao hơn rất nhiều;

Nếu bạn đảm nhận công việc tổ chức sự kiện, quản lý di sản văn hóa thì mức thu nhập có thể đạt từ 12 – 30 triệu/tháng.

Ngành Thiết kế và Nghệ thuật ứng dụng (Mỹ thuật, Thiết kế đồ họa, Nội thất)

Vị trí công việc: Thiết kế đồ họa, thiết kế thời trang, thiết kế nội thất, họa sĩ, kiến trúc sư,…

Mức thu nhập:

Các vị trí thiết kế đồ họa, thiết kế nội thất có mức lương khởi điểm từ 8 – 20 triệu/tháng. Nếu bạn làm ở các công ty lớn hoặc freelance thì mức lương này có thể cao hơn từ 25 triệu/tháng trở lên;

Mức thu nhập của các họa sĩ sẽ tùy thuộc vào sản phẩm và khách hàng, thông thường sẽ dao động từ 10 – 40 triệu/tháng.

Ngành Xuất bản và Biên tập

Vị trí công việc: Biên tập viên xuất bản, biên tập viên nội dung, biên kịch,…

Mức thu nhập:

Biên tập viên mới vào nghề có mức lương từ 8 – 15 triệu/tháng và có thể lên tới 20-30 triệu/tháng nếu có kinh nghiệm làm việc lâu năm;

Mức thu nhập của biên kịch sẽ nằm trong khoảng từ 10 – 25 triệu/tháng tùy vào công ty hoặc dự án mà bạn làm việc.

Ngành Công tác xã hội, Tư vấn tâm lý

Vị trí công việc: Tư vấn viên, công tác xã hội, giảng viên ngành công tác xã hội,…

Mức thu nhập:

Những người làm công tác xã hội sẽ có mức lương từ 8 triệu đến 15 triệu/tháng;

Các chuyên gia tư vấn tâm lý mức thu nhập dao động từ 10 – 20 triệu/tháng và có thể cao hơn rất nhiều nếu có nhiều khách hàng và kinh nghiệm lâu năm.

Tại sao nên chọn khối R?

Lựa chọn theo học khối R là một quyết định đúng đắn đối với những thí sinh đam mê nghệ thuật, truyền thông, báo chí, văn hóa bởi:

  • Khối R dành cho những bạn trẻ yêu thích nghệ thuật, sáng tạo. Nếu bạn đam mê biểu diễn, múa, ca hát, diễn xuất hay nghệ thuật ứng dụng thì khối R chính là một lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn;
  • Khối R mở ra rất nhiều cơ hội nghề nghiệp trong đa dạng các lĩnh vực khác nhau;
  • Các ngành nghề của khối R đều có nhu cầu cao trên thị trường lao động và không bị lỗi thời;
  • Cơ hội làm việc tại các công ty, tổ chức văn hóa lớn, như Đài truyền hình, các công ty truyền thông, ngành giải trí, hoặc các tổ chức phi chính phủ liên quan đến văn hóa, xã hội;
  • Các ngành nghề trong khối R thường có tiềm năng thu nhập tốt, đặc biệt khi bạn có uy tín trong ngành;
  • Nếu bạn không thích những công việc gò bó, khối R sẽ cho bạn cơ hội làm việc độc lập hoặc trong môi trường sáng tạo như freelancer, biên kịch, nhà sản xuất, người sáng tạo nội dung,…
  • Một số ngành trong khối R có thể giúp bạn xây dựng thương hiệu, danh tiếng cá nhân và có thể trở thành người có ảnh hưởng, ngôi sao hoặc chuyên gia trong lĩnh vực của mình.

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về khối R mà Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã tổng hợp. Khối thi này mở ra những cánh cửa nghề nghiệp đầy sáng tạo cho người học. Do đó, việc lựa chọn theo học khối R không chỉ thể hiện đam mê mà còn là bước đi quan trọng trên con đường xây dựng sự nghiệp trong lĩnh vực nghệ thuật và truyền thông của các bạn.

 

5/5 - (1 bình chọn)
0/5 (0 Reviews)
tin cùng chuyên mục
Khối T gồm môn, ngành nào? Khối T làm gì? Lương bao nhiêu? Khối T là khối thi dành cho những thí sinh đam mê và có năng khiếu đặc biệt trong lĩnh vực thể dục thể thao. Vậy, khối T gồm những môn nào? Khối V gồm những môn, ngành nào? Xem trường tuyển sinh khối V Khối V là một trong những khối thi đặc biệt, chủ yếu dành cho những thí sinh đam mê nghệ thuật và thiết kế. Vậy, khối V gồm những môn nào? Khối A05 gồm ngành, môn học nào? Ra trường làm công việc gì? Khối A05 là một lựa chọn đầy triển vọng cho những thí sinh đam mê lĩnh vực khoa học tự nhiên và xã hội. Vậy, khối A05 gồm những môn nào? Thời gian ngày thi tốt nghiệp THPT 2025 vào ngày nào tháng 6? Thi tốt nghiệp THPT mỗi năm một lần được diễn ra vào khoảng cuối tháng 6 đầu tháng 7, vậy thi tốt nghiệp THPT 2025 vào ngày nào? Khối A04 gồm những môn, ngành học nào? Trường tuyển sinh tốt? Khối A04 là một tổ hợp môn thi được đông đảo thí sinh lựa chọn bởi nhiều cơ hội học tập và nghề nghiệp hấp dẫn trong đa dạng các lĩnh vực. Khối A03 gồm trường, ngành học nào? Làm nghề gì lương bao nhiêu? Khối A03 là một trong những khối thi phổ biến được dùng để xét tuyển vào Cao đẳng, Đại học tại Việt Nam. Vậy, khối A03 gồm những môn nào? Khối B gồm môn, ngành học nào tiềm năng? Trường xét tuyển? Khối B là khối thi có đa dạng các ngành học và việc chọn ngành, chọn trường phù hợp sẽ quyết định con đường sự nghiệp của mỗi thí sinh. Khối C gồm những môn, ngành nào? Kinh nghiệm ôn khối C tốt Khối C là một trong những khối thi phổ biến được dùng để xét tuyển vào Cao đẳng, Đại học. Vậy, khối C là gì? Gồm những môn và trường nào? Thi tốt nghiệp bao nhiêu điểm là đỗ? Cách tính điểm tốt nghiệp Thi tốt nghiệp cần bao nhiêu điểm? Cách tính điểm xét tốt nghiệp THPT như thế nào? là những thông tin quan trọng các sĩ tử

Đang gửi thông tin đăng ký vui lòng đợi trong giây lát