14/04/2025
Người đăng : Nguyễn Bá TrungKhối M là một trong những khối thi đặc biệt dành cho những thí sinh yêu thích các ngành học liên quan đến giáo dục. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp toàn bộ thông tin chi tiết về khối thi này để các thí sinh có thể nắm rõ.
Mục lục
Khối M là khối thi được dùng để xét tuyển vào các trường Cao đẳng, Đại học. Khối thi này dành cho những thí sinh đam mê theo đuổi sự nghiệp giáo dục, đặc biệt là trong lĩnh vực mầm non và tiểu học.
Khối M là khối gì? Gồm những môn nào?
Khối M gồm 3 môn: Toán học, Văn học và Năng khiếu. Trong đó, môn năng khiếu sẽ thi hát, kể chuyện, đọc diễn cảm, mỹ thuật, thể dục thể thao và thường được nhân hệ số 2. Thí sinh khi theo học khối M sẽ có cơ hội trở thành những nhà giáo dục tâm huyết, góp phần nuôi dưỡng và giáo dục thế hệ tương lai của đất nước.
Tùy vào từng trường mà nội dung và hình thức thi khối M sẽ khác nhau bởi môn thi năng khiếu sẽ thi riêng biệt. Chính vì vậy, các bạn cần theo dõi và cập nhập hình thức tổ chức thi môn năng khiếu của trường mình thi để có chuẩn bị tốt nhất khi tham gia thi.
Dưới đây là danh sách các tổ hợp môn thi khối M để các thí sinh có thể tham khảo và lựa chọn:
Khối Thi |
Tổ hợp môn xét tuyển |
M00 |
Ngữ văn, Toán, Đọc diễn cảm, Hát |
M01 |
Ngữ văn, Lịch sử, Năng khiếu |
M02 |
Toán, Năng khiếu 1, Năng khiếu 2 |
M03 |
Văn, Năng khiếu 1, Năng khiếu 2 |
M04 |
Toán, Đọc kể diễn cảm, Hát – Múa |
M09 |
Toán, NK Mầm non 1 (Kể chuyện, Đọc diễn cảm), NK Mầm non 2 (Hát) |
M10 |
Toán, Tiếng Anh, Năng khiếu 1 |
M11 |
Ngữ văn, Năng khiếu báo chí, Tiếng Anh |
M13 |
Toán, Sinh học, Năng khiếu |
M14 |
Ngữ văn, Năng khiếu báo chí, Toán |
M15 |
Ngữ văn, Năng khiếu báo chí, Tiếng Anh |
M16 |
Ngữ văn, Năng khiếu báo chí, Vật lý |
M17 |
Ngữ văn, Năng khiếu báo chí, Lịch sử |
M18 |
Ngữ văn, Năng khiếu Ảnh báo chí, Toán |
M19 |
Ngữ văn, Năng khiếu Ảnh báo chí, Tiếng Anh |
M20 |
Ngữ văn, Năng khiếu Ảnh báo chí, Vật lý |
M21 |
Ngữ văn, Năng khiếu Ảnh báo chí, Lịch sử |
M22 |
Ngữ văn, Năng khiếu quay phim truyền hình, Toán |
M23 |
Ngữ văn, Năng khiếu quay phim truyền hình, Tiếng Anh |
M24 |
Ngữ văn, Năng khiếu quay phim truyền hình, Vật lý |
M25 |
Ngữ văn, Năng khiếu quay phim truyền hình, Lịch sử |
Cách tính điểm khối M phụ thuộc vào tổ hợp môn mà bạn xét tuyển cũng như cách quy đổi điểm năng khiếu theo thang điểm 10 hoặc quy tắc riêng của từng trường. Tuy nhiên, về cơ bản cách tính điểm khối M sẽ như sau:
Ví dụ cách tính điểm tổ hợp môn khối M00 – Ngữ văn, Toán, Năng khiếu (gồm Đọc diễn cảm + Hát) sẽ như sau:
Điểm xét tuyển = (Điểm Văn + Điểm Toán + Điểm Năng khiếu) + Điểm ưu tiên (nếu có)
Trong đó:
Ví dụ về cách tính điểm năng khiếu:
Thí sinh Hồ Thị Kim Hoa thi năng khiếu với điểm đạt được như sau:
Điểm năng khiếu = (7.0 + 8.0) / 2 = 7.5
Kết quả tốt nghiệp của thí sinh Hồ Thị Kim Hoa:
Điểm xét tuyển của thí sinh Hồ Thị Kim Hoa = 6.5 (Văn) + 7.0 (Toán) + 7.5 (Năng khiếu) = 21.0 điểm
Khối M là một khối thi đặc thù chủ yếu dành cho những ngành yêu cầu năng khiếu và thiên về giáo dục. Dưới đây là tổng hợp các ngành tuyển sinh bằng khối M để các thí sinh nắm rõ:
Khối M gồm những ngành nào?
Ngành Giáo dục Mầm non;
Ngành Giáo dục Tiểu học;
Ngành Giáo dục Đặc biệt.
Từ Bắc vào Nam có rất nhiều trường tuyển sinh khối M uy tín. Tùy vào năng lực, điều kiện kinh tế, vị trí địa lý,… mà các thí sinh hãy lựa chọn địa chỉ đào tạo cho phù hợp.
Các thí sinh khối M ở khu vực miền Bắc có thể đăng ký xét tuyển vào các trường chất lượng sau:
Tại khu vực miền Trung, các thí sinh có thể đăng ký xét tuyển khối M vào các trường Top đầu như:
Hãy cùng tham khảo danh sách các trường tuyển sinh khối M được đánh giá cao tại khu vực miền Nam để có lựa chọn phù hợp nhất cho bản thân:
Tuy không có nhiều ngành học như các khối thi khác nhưng cơ hội nghề nghiệp dành cho người học khối M vẫn vô cùng rộng mở với mức lương khá cao và ổn định.
Học khối M mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là các ngành liên quan đến giảng dạy và quản lý giáo dục. Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể ứng tuyển vào các vị trí công việc sau:
…
Đặc biệt, thí sinh khi theo học khối M có thể nhận được nhiều hỗ trợ tài chính từ các trường Cao đẳng, Đại học. Điều này giúp giảm bớt gánh nặng học phí và là động lực thúc đẩy các bạn học tập thật tốt để phát triển sự nghiệp trong tương lai. Những nghề nghiệp này không chỉ có cơ hội ổn định mà còn đóng góp lớn vào sự phát triển của nền giáo dục nước nhà.
Mức thu nhập của các ngành thuộc khối M khá ổn định, tuy nhiên vẫn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí công việc, khu vực làm việc và mức độ phát triển nghề nghiệp. Dưới đây là mức thu nhập cơ bản của một số nghề nghiệp phổ biến trong khối M để các bạn có thể tham khảo:
Vị trí công việc |
Mức thu nhập khởi điểm |
Mức thu nhập khí đã có kinh nghiệm làm việc |
Giáo viên Mầm non |
5 – 7 triệu đồng/tháng |
8 – 12 triệu đồng/tháng |
Giáo viên Tiểu học |
6 – 8 triệu đồng/tháng |
9 – 12 triệu đồng/tháng |
Hiệu trưởng/Phó hiệu trưởng |
10 – 15 triệu đồng/tháng |
15 – 30 triệu đồng/tháng |
Chuyên viên Tâm lý học đường |
7 – 10 triệu đồng/tháng |
12 – 15 triệu đồng/tháng |
Chuyên viên Giáo dục đặc biệt |
8 – 12 triệu đồng/tháng |
12 – 18 triệu đồng/tháng |
Giảng viên tại trường sư phạm |
8 – 12 triệu đồng/tháng |
15 – 25 triệu đồng/tháng |
Chuyên viên Dinh dưỡng học đường |
6 – 8 triệu đồng/tháng |
10 – 15 triệu đồng/tháng |
Học khối M có thể là một lựa chọn hấp dẫn nếu bạn đam mê giáo dục. Tuy nhiên, trước khi lựa chọn khối M, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng các thuận lợi và khó khăn khi theo học.
Như vậy, khối M sẽ là lựa chọn tuyệt vời nếu bạn đam mê công việc giáo dục và có mong muốn góp phần vào sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, các bạn cũng chuẩn bị sẵn tinh thần để đối mặt với những khó khăn như yêu cầu năng khiếu, mức thu nhập chưa cao và các thách thức trong công việc. Khối M đem đến cho bạn công việc mang tính nhân văn, ổn định và có cơ hội phát triển nghề nghiệp. Đây là một lựa chọn rất đáng để xem xét.
Khi xét tuyển vào các ngành thuộc khối M, có một số lưu ý quan trọng mà bạn cần phải biết như sau:
Khối M bao gồm nhiều tổ hợp môn khác nhau, vì vậy bạn cần phải tìm hiểu kỹ các tổ hợp môn thi phù hợp với ngành học mình muốn theo đuổi;
Các ngành trong khối M thường yêu cầu thi năng khiếu như hát, múa, kể chuyện, diễn cảm,… Do đó, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng và luyện tập các bài thi năng khiếu này;
Mỗi trường có thể có yêu cầu riêng về tổ hợp môn và môn thi năng khiếu nên bạn cần chú ý kiểm tra các thông tin tuyển sinh của từng trường mà bạn muốn nộp hồ sơ;
Lựa chọn ngành học thuộc khối M phù hợp với sở thích, năng lực, đam mê và khả năng của mình vì đây sẽ là nền tảng cho sự nghiệp tương lai của bạn;
Nắm rõ cách tính điểm thi và điểm xét tuyển của các ngành trong khối M để đạt được kết quả tốt trong kỳ thi;
Tìm hiểu các ngành học thuộc khối M có phù hợp với xu hướng phát triển nghề nghiệp và cơ hội việc làm trong tương lai không?
Khối M thường yêu cầu sự kết hợp giữa lý thuyết và năng khiếu. Chính vì vậy, bạn cần có sự chuẩn bị tâm lý vững vàng, đồng thời luyện tập các kỹ năng cần thiết;
Hoàn thiện hồ sơ đăng ký đúng thời gian, nộp đủ các giấy tờ cần thiết theo đúng thời gian quy định của trường mà bạn muốn học.
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về khối M mà Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã tổng hợp. Tuy mang đến cơ hội phát triển rất lớn trong giáo dục nhưng cũng đòi hỏi sự nỗ lực và đam mê lớn từ người học. Tuy nhiên, nếu bạn có năng khiếu và quyết tâm thì khối M sẽ là lựa chọn mở ra nhiều cánh cửa nghề nghiệp đầy triển vọng trong tương lai.