21/04/2025
Người đăng : Nguyễn Bá TrungTrong những năm gần đây, kỳ thi đánh giá năng lực do các trường đại học lớn tổ chức, đã trở thành một lựa chọn phổ biến bên cạnh kỳ thi tốt nghiệp THPT. Việc nắm được cách tính điểm thi đánh giá năng lực là điều vô cùng quan trọng, sẽ được làm rõ trong phần dưới đây.
Mục lục
Thi đánh giá năng lực (ĐGNL) là một hình thức kiểm tra tổng hợp, nhằm đánh giá khả năng tư duy, phân tích, giải quyết vấn đề và vận dụng kiến thức của thí sinh trong nhiều lĩnh vực, thay vì chỉ kiểm tra kiến thức lý thuyết đơn thuần. Kỳ thi này thường do các trường đại học tổ chức như Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP. HCM, nhằm tuyển sinh đại học một cách linh hoạt và công bằng hơn.
Đề thi thường bao gồm các phần như ngôn ngữ, toán học, tư duy logic, giải quyết vấn đề và đôi khi có cả kiến thức xã hội hoặc khoa học tự nhiên. So với kỳ thi tốt nghiệp THPT, thi đánh giá năng lực chú trọng vào “năng lực học tập và tư duy thực tiễn” của thí sinh nhiều hơn.
Các trường tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực năm 2025 bao gồm:
Kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức – HSA trong năm 2025 dự kiến tổ chức 6 đợt thi với quy mô 85.000 thí sinh, trong đó mỗi đợt thi có 15.000 suất đăng ký.
Năm 2025, ĐHQG HCM tổ chức thi 2 đợt và tổ chức thi tại 25 tỉnh/TP như sau:
Kỳ thi đánh giá năng lực 2025 là năm thứ tư Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức. Năm 2025, trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức kỳ thi ĐGNL tại 4 điểm thi như sau: Trường ĐHSP Hà Nội; Trường ĐH Vinh; Trường ĐH Quy Nhơn; Trường ĐHSP – ĐH Đà Nẵng.
Kỳ thi đánh giá năng lực 2025 là năm đầu tiên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức. Trường dự kiến tổ chức thi tại 1 số địa điểm như sau
Năm 2025, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt tại 8 điểm trên cả nước:
Kỳ thi đánh giá của Bộ Công an là kỳ thi được tổ chức để lấy kết quả tuyển sinh vào các trường Công an Nhân dân (CAND). Bằng cách kết hợp với điểm thi tốt nghiệp THPT, kết quả bài thi THPT Quốc gia sẽ chiếm 40% tổng điểm, bài thi đánh giá năng lực của Bộ Công an sẽ chiếm 60% số điểm còn lại. Theo thông tin từ những năm trước đây, sẽ có 8 trường thuộc ngành công an dùng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Bộ Công an.
Tùy thuộc vào từng trường sẽ có những cách tính điểm thi đánh giá năng lực khác nhau, cụ thể:
Bài thi đánh giá năng lực trường Đại học Quốc Gia Hà Nội có tổng điểm tối đa là 150 dựa trên tổng số câu trả lời chính xác của thí sinh dự thi. Thí sinh làm bài dự thi trực tiếp trên máy tính và nhận điểm ngay sau khi hoàn thành bài thi. Cụ thể từng phần thi bao gồm:
Lưu ý: Trong bài thi có thể xuất hiện 1 – 4 câu hỏi thử nghiệm được trộn vào một cách ngẫu nhiên và không tính điểm. Thời gian làm bài sẽ tăng thêm 2 – 4 phút nếu trong bài thi của bạn xuất hiện câu hỏi thử nghiệm.
Điểm bài thi ĐGNL được chấm tự động bởi phần mềm và kết quả sẽ hiển thị trên màn hình máy tính ngay sau khi kết thúc thời gian làm bài. Tổng điểm toàn bài thi là 150 điểm dựa trên tổng số câu trả lời chính xác của thí sinh.
Kết quả bài thi ĐGNL cho trường ĐHQG TP.HCM được xác định bởi phương pháp trắc nghiệm hiện đại dựa theo lý thuyết tương ứng đáp câu hỏi (IRT – Item Response Theory). Thí sinh làm bài trên giấy dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm trong 150 phút, cụ thể từng phần thi lần lượt là:
Điểm xét tuyển = Điểm Sử dụng ngôn ngữ + Điểm Toán học, tư duy logic, phân tích số liệu + Điểm Giải quyết vấn đề + Điểm ưu tiên (nếu có).
Công thức được Trường đại học Sư phạm Hà Nội (HNUE) xây dựng trên một biểu đồ, thí sinh có thể nhập điểm kỳ thi SPT vào để nhận kết quả quy đổi sang điểm thi THPT.
Cụ thể, trục hoành là giá trị điểm thi đánh giá năng lực của Trường đại học Sư phạm Hà Nội (SPT), trục tung là điểm thi THPT tương ứng.
Theo công thức quy đổi điểm dự kiến của Trường đại học Sư phạm Hà Nội:
Nhà trường lưu ý, các điểm số trên chỉ là ví dụ minh họa cho phương án quy đổi, để thí sinh dễ nắm bắt cách quy đổi.
Kết quả bài thi đánh giá năng lực chuyên biệt được sử dụng để xét tuyển theo Đề án tuyển của trường ở phương thức kết hợp cả kết quả học tập THPT và bài thi đánh giá năng lực chuyên biệt. Cụ thể, thí sinh dự kiến xét tuyển vào ngành học nào sẽ đăng ký dự thi bài thi đánh giá năng lực tương ứng với ngành đó.
Kết quả bài thi được quy điểm về thang điểm 10, điểm số được tính lẻ đến 0.1 điểm và được nhân đôi khi xét tuyển, cụ thể theo công thức dưới đây:
Đxt = (2 x Đmc + Đm1 + Đm2) x 0.75 + Đut
Trong đó:
– Điểm xét tuyển (Đxt): Tổng điểm môn chính (Đmc) được nhân hệ số 2 (là điểm bài thi đánh giá năng lực do Trường tổ chức) với điểm 2 môn còn lại (Đm1; Đm2) trong tổ hợp xét tuyển (là điểm trung bình từng môn trong 06 học kỳ ở THPT) được quy đổi về thang điểm 30 (nhân 0.75) và cộng điểm ưu tiên (Đut) đối tượng, khu vực theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
– Đối với các môn tổ hợp KHTN và KHXH: Điểm xét tuyển sẽ được tính bằng điểm trung bình của ba môn tổ hợp trong 06 học kỳ THPT.
Cách tính điểm bài thi đánh giá của Bộ Công an như sau:
ĐXT = (M1+M2+M3)*2/5 + BTBCA*3/5 + ĐC
Trong đó:
+ ĐXT: điểm xét tuyển;
+ M1, M2, M3: điểm 03 môn thuộc tổ hợp môn xét tuyển vào trường CAND;
+ BTBCA: điểm bài thi đánh giá của Bộ Công an;
+ ĐC: điểm cộng.
– Trong trường hợp số lượng thí sinh cùng một mức điểm xét tuyển, nếu lấy hết sẽ vượt chỉ tiêu phân bổ thì xét trúng tuyển theo thứ tự như sau:
Trên đây, ban tư vấn tuyển sinh Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã tổng hợp cách tính điểm đánh giá năng lực cho các thí sinh nắm rõ. Mỗi kỳ thi có cách quy đổi và cấu trúc điểm riêng, do đó việc tìm hiểu kỹ thông tin từ các trường tổ chức là vô cùng cần thiết. Trong bối cảnh tuyển sinh ngày càng đa dạng và linh hoạt, kỳ thi đánh giá năng lực đang trở thành một cơ hội rộng mở cho những thí sinh biết tận dụng và chuẩn bị kỹ lưỡng.