THÔNG TIN TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

THÔNG TIN TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

09/05/2025

Người đăng : nguyenyen

1. THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

I. Tên cơ sở giáo dục, địa chỉ, cổng thông tin điện tử.

Thông tin chung về Trường:

  1. Tên trường: Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch
  2. Tên giao dịch quốc tế: PHAM NGOC THACH MEDICAL COLLEGE
  3. Tên viết tắt: YKPNT
  4. Điện thoại: 0961 539 898
  5. Website: https://truongcaodangykhoapnt.edu.vn
  6. Email: caodangykhoaphamngocthach@gmail.com
  7. Trụ sở: Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào, Tỉnh Hưng Yên

+ Cơ sở tuyển sinh đào tạo 1: Đường Ngọc Hồi, Xã Ngọc Hồi, Huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội;

+ Cơ sở tuyển sinh đào tạo 2: Số 127/3-5 Hoàng Hoa Thám, Phường 13, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.

II. Loại hình cơ sở, cơ quan quản lý, nhà đầu tư, danh sách góp vốn (nếu có).

– Loại hình cơ cở: Trường tư thục

– Cơ quan quản lý: Bộ giáo dục và đào tạo

III. Sứ mạng, tầm nhìn, mục tiêu của cơ sở giáo dục.

– Sứ mạng: Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch là nơi đào tạo và đào tạo liên tục đội ngũ cán bộ y tế có chất lượng, không ngừng phấn đấu vì sức khỏe con người thông qua những nỗ lực nâng cao chất lượng trong đào tạo nguồn nhân lực y tế, trong nghiên cứu khoa học, góp phần nâng cao sức khỏe và cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân trên địa bàn và các tỉnh lân cận.

– Mục tiêu: Phấn đấu xây dựng Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch trở thành cơ sở đào tạo trình độ đại học, nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học trong lĩnh vực Y – Dược có uy tín trong nước. Đảm bảo cho người học khi tốt nghiệp có kiến thức chuyên môn vững vàng và đạo đức nghề nghiệp tốt thích ứng nhanh với sự phát triển của xã hội.

IV. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển.

  1. Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch tiền thân là Trường Cao đẳng Bách khoa Hưng Yên được thành lập theo Quyết định số 3015/QĐ-BGD&ĐT ngày 19 tháng 06 năm 2006 và được đổi tên thành Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch theo Quyết định số 906/QĐ-LĐTBXH ngày 12 tháng 07 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
  2. Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch (sau đây gọi tắt là Trường) là cơ sở đào tạo tư thục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân được thành lập và hoạt động về đào tạo, bồi dưỡng cho các đối tượng có nhu cầu ở các trình độ Cao đẳng, Trung cấp theo quy định của pháp luật.
  3. Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch là Trường Cao đẳng tư thục, có quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Trường có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.

V. Thông tin người đại diện pháp luật, người phát ngôn, người liên hệ.

– Người đại diện theo pháp luật:

+ Hiệu trưởng: PGS. TS Nguyễn Văn Rư (Được bổ nhiệm theo quyết định số 125/QĐ-BLĐTBXH ngày 20 tháng 1 năm 2025 về việc công nhận chức danh Hiệu trưởng Trường cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch) – Email: nguyenvanruts@gmail.com – SĐT: 0948569559

+ Phó hiệu trưởng: Nguyễn Thị Liên – Email: liennguyen1753@gmail.com – SĐT: 0913067747

+ Phó hiệu trưởng: Nguyễn Thị Nhàn – Email:nguyennhangiaoduc@gmail.com – SĐT: 0904356560

+ Phó hiệu trưởng: Nguyễn Thành Quân – Email:quanphamngocthach@gmail.com – SĐT: 0978111966

VI. Tổ chức bộ máy: quyết định thành lập, công nhận lãnh đạo, sơ đồ tổ chức, nhiệm vụ.

1. Cơ cấu tổ chức của trường cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch gồm:

1. Hội đồng quản trị.

2. Hiệu trưởng và các Phó hiệu trưởng.

3. Các Hội đồng khoa học và đào tạo

4. Các phòng chức năng gồm:

a) Phòng Đào tạo và Quản lý học sinh sinh viên.

b) Phòng Tổ chức – Hành chính.

c) Phòng Kế hoạch – Tài chính.

5. Các khoa và bộ môn trực thuộc trường.

a) Khoa Cơ bản;

b) Khoa Y;

c) Khoa Dược;

6. Các đơn vị nghiên cứu, dịch vụ, phục vụ dạy nghề.

7. Tổ chức Đảng cộng sản Việt Nam, các đoàn thể và tổ chức xã hội.

2. Quyết định thành lập:

Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch tiền thân là Trường Cao đẳng Bách khoa Hưng Yên được thành lập theo Quyết định số 3015/QĐ-BGD&ĐT ngày 19 tháng 06 năm 2006 và được đổi tên thành Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch theo Quyết định số 906/QĐ-LĐTBXH ngày 12 tháng 07 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

– Quyết định về việc công nhận Hội đồng quản trị Trường cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch do Tổng cục trưởng cục Giáo dục nghề nghiệp phê duyệt (QĐ số 282/QĐ-TCGDNN ngày 21/9/2023). Công nhận hội đồng quản trị trường cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch gồm các thành viên như sau:

+ Chủ tịch hội đồng quản trị: Ông Bùi Văn Tự, sinh ngày 14/3/1983, địa chỉ thường trú tại Tổ dân phố số 1 Hà, phường Mễ Trì, quân Nam Từ Liêm, thanh phố Hà Nội.

+ Thư ký Hội đồng quản trị: Bà Trịnh Thị Thùy Giang, sinh ngày 1/6/1983, địa chỉ thường trú tại Tổ dân phố số 1 Hà, phường Mễ Trì, quân Nam Từ Liêm, thanh phố Hà Nội.

+ Thành viên Hội đồng quản trị: Ông Nguyễn Văn Hiếu, sinh ngày 06/11/1993, địa chỉ thường trú tại 71/12, phố Thanh Vỵ, phường Sơn Lộc, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội.

– Hiệu trưởng nhà trường: PGS. TS Nguyễn Văn Rư (Được bổ nhiệm theo quyết định số 125/QĐ-BLĐTBXH ngày 20 tháng 1 năm 2025 về việc công nhận chức danh Hiệu trưởng Trường cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch)

+ Phó hiệu trưởng: Nguyễn Thành Quân (Được bổ nhiệm theo quyết định số 48/2023/QĐ-YKPNT ngày 1/12/2023 QĐ về việc bổ nhiệm Phó hiệu trưởng trường cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch)

+ Phó hiệu trưởng: Nguyễn Thị Nhàn (Được bổ nhiệm theo quyết định số 49/2023/QĐ-YKPNT ngày 1/12/2023 QĐ về việc bổ nhiệm Phó hiệu trưởng trường cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch)

+ Phó hiệu trưởng: Nguyễn Thị Liên (Được bổ nhiệm theo quyết định số 50/2023/QĐ-YKPNT ngày 1/12/2023 QĐ về việc bổ nhiệm Phó hiệu trưởng trường cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch)

I. Đội ngũ cán bộ giảng viên: 180 người

– Số lượng cán bộ quản lý: 19 người.

– Số lượng nhà giáo cơ hữu: 136 người.

– Số lượng nhà giáo thỉnh giảng: 43 người.

Số lượng cụ thể như sau:

STT Phân loại Tổng số Trình độ chuyên môn
Dưới ĐH ĐH Thạc sĩ Tiến sĩ
1 Cán bộ quản lý 19   11 6 2
2 Nhà giáo cơ hữu 136 74 58 4
3 Nhà giáo thỉnh giảng 44 33 10 1

II. Về cơ sở vật chất hoạt động giáo dục nghề nghiệp

1. Về hình thức sở hữu đất

TT Trụ sở hoạt động Địa chỉ Diện tích đất (m2) Diện tích xây dựng (m2) Hình thức sở hữu
Nhà nước giao đất Nhà nước cho thuê đất Sở hữu của đơn vị Thuê mướn của các tổ chức kinh tế, cá nhân
Hợp đồng Thời hạn thuê
1 Trụ sở chính Phường Bần Yên Nhân, thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên 7648 7648 Hợp đồng thuê cơ sở vật chất gắn liền với đất với công ty TNHH Bách khoa Hưng Yên ngày 15/7/2023; 6 năm kể từ ngày ký
2 Cơ sở 1 Km14 đường Ngọc Hồi – Xã Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội 790 790 Hợp đồng thuê cơ sở vật chất với Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và dịch vụ Thuận An ngày 25/6/2018
3 Cơ sở 2 Số 127/3-5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh 2703.5 2703.5 Hợp đồng thu cơ sở vật chất với ông Nguyễn Văn Thu ngày 12 tháng 4 năm 2019 5 năm kể từ ngày ký

2. Về diện tích đất và diện tích sàn xây dựng phục vụ cho đào tạo

TT Trụ sở hoạt động Diện tích sử dụng (m2)
Phòng học lý thuyết Phòng/Xưởng thực hành Khác
1 Trụ sở chính 15 phòng/(90-100m2)
2 Cơ sở 1 4 phòng/70m2 7 phòng/60m2 1 thư viện/40m2
3 Cơ sở 2 14 phòng/51m2 10 phòng/110m2 1 thư viện/50m2

 3. Các hạng mục công trình đối với trường Cao đẳng, trường Trung cấp

TT Trụ sở hoạt động Diện tích sử dụng (m2)
Thư viện Sân TDTT Ký túc xá Khu hiệu bộ, hành chính Công trình y tế Khác
1 Trụ sở chính 880 2091 1940
2 Cơ sở 1 40 100
3 Cơ sở 2 50 120

III. Văn bản khác: chiến lược phát triển, quy chế dân chủ, nghị quyết, quy định quản lý, chính sách nhân sự, kế hoạch tuyển dụng.

– Nhà trường bán hành Quy chế dân chủ số 10/QĐ-YKPNT ngày 6/4/2022

– Quyết định về tuyển dụng dân sự số 10/QĐ-YKPNT ngày 2/11/2018

Tên ngành:                         Dược

Mã ngành:                          6720201

Trình độ đào tạo:              Cao đẳng    

Hình thức đào tạo:           Chính quy

Đối tượng tuyển sinh:      Tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương

Thời gian đào tạo:             3 năm

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1.1. Mục tiêu chung

Đào tạo người Dược sỹ trình độ cao đẳng có phẩm chất chính trị, tác phong thận trọng, tỷ mỷ, chính xác, thái độ trung thực và tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, có sức khoẻ tốt, có kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp cơ bản về dược để thực hiện tốt các nhiệm vụ tại các phòng thí nghiệm của các cơ sở đào tạo, nghiên cứu; viện, trung tâm, phòng kiểm nghiệm; các công ty dược, nhà thuốc, quầy thuốc, kho thuốc; bộ phận dược của các cơ sở y tế như bệnh viện các tuyến, trung tâm y tế, trạm y tế, phòng khám chữa bệnh…, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam; Có khả năng tự học vươn lên góp phần đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ nhân dân.

1.2. Mục tiêu cụ thể

1.2.1. Kiến thức

– Trình bày và vận dụng được các kiến thức cơ bản về vi sinh – kí sinh trùng, giải phẫu sinh lý, bệnh học, hóa học (vô cơ, hữu cơ, hóa phân tích), thực vật vào chuyên môn dược.

– Mô tả được vị trí, vai trò, chức năng của lĩnh vực Dược trong hệ thống y tế Việt Nam.

– Trình bày và vận dụng được một số nội dung cơ bản của Luật Dược và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hành nghề dược;

– Trình bày được những đặc điểm chính về dược động học, tác dụng, cơ chế tác dụng, chỉ định, tác dụng không mong muốn, chống chỉ định của các thuốc hóa dược, vắc xin, sinh phẩm trong Danh mục thuốc thiết yếu;

– Trình bày được tên Việt Nam, tên khoa học, bộ phận dùng, cách thu hái, chế biến sơ bộ, thành phần hóa học, công dụng, cách dùng của 100 vị thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu thiết yếu trong Danh mục thuốc thiết yếu;

– Phân tích được vai trò các thành phần trong công thức thuốc;

– Phân biệt được các dạng bào chế và hướng dẫn sử dụng các các dạng bào chế;

– Mô tả được quy trình sản xuất một số dạng thuốc quy ước (thuốc bột, thuốc cốm, viên nén, viên nang, thuốc mỡ, thuốc kem, thuốc nhỏ mắt, thuốc tiêm);

– Phân tích được quy trình quản lý điều hành tổ sản xuất và phương pháp lập kế hoạch, tổ chức sản xuất thuốc, thực phẩm chức năng;

– Trình bày quy định lấy mẫu, lưu mẫu kiểm nghiệm; hủy mẫu kiểm nghiệm và các quy định về môi trường kiểm nghiệm;

– Liệt kê được các chỉ tiêu và mô tả được phương pháp thử trong kiểm nghiệm các dạng bào chế quy ước và nguyên liệu làm thuốc.

– Trình bày hệ thống quản lý chất lượng thuốc tại Việt Nam và các quy định đảm bảo chất lượng

– Trình bày và vận dụng được các nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt (bao gồm: GMP, GSP, GPP, GLP) trong thực hành nghề nghiệp

– Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thuốc, hóa chất, dược liệu, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm và vật tư y tế;

– Trình bày được các quy định về sắp xếp, bảo quản thuốc, hóa chất, dược liệu, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm và vật tư y tế;

– Phát hiện được các tương tác thuốc thường gặp và đưa ra biện pháp hạn chế tương tác bất lợi;

– Phân tích được được chế độ sử dụng thuốc phù hợp cho từng đối tượng cụ thể: trẻ em, người trưởng thành, người cao tuổi, phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú … và các ca lâm sàng từ đó có tư vấn hợp lý.

– Trình bày và vận dụng được các khái niệm, các quy luật và nguyên tắc cơ bản của quản lý kinh tế dược và quản trị kinh doanh dược, Marketing dược trong hành nghề;

– Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

1.2.2. Kỹ năng

– Giao tiếp có hiệu quả với đồng nghiệp, bệnh nhân và cộng đồng;

– Tìm kiếm, thu thập, xử lý thông tin, viết, thuyết trình, thảo luận, đàm phán với ngôn ngữ, cách thức và thời lượng phù hợp;

– Nhận biết và hướng dẫn sử dụng được các thuốc hóa dược, vắc xin, sinh phẩm và 100 vị thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu thiết yếu trong Danh mục thuốc thiết yếu an toàn, hiệu quả, hợp lý;

– Sản xuất, pha chế được một số dạng thuốc, thực phẩm chức năng theo nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP;

– Phân công công việc, giám sát công việc thực hiện của từng thành viên trong tổ sản xuất, kho thuốc, quầy thuốc;

– Sử dụng được các dụng cụ, thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm phục vụ cho công tác kiểm nghiệm thuốc, hóa chất, nguyên liệu thuốc, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm;

– Lấy mẫu thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng kiểm nghiệm theo đúng quy định

– Pha chế được một số dung dịch chuẩn, dung dịch gốc, thuốc thử đúng quy định;

– Kiểm nghiệm được một số dạng thuốc, dược liệu cơ bản theo tiêu chuẩn Dược Điển;

– Kiểm soát điều kiện môi trường thử nghiệm theo đúng quy định;

– Hủy mẫu thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng theo đúng quy định;

– Thực hiện được các công việc bảo dưỡng thường xuyên, bảo dưỡng định kỳ thiết bị cơ bản trong sản xuất, kiểm nghiệm, bảo quản;

– Giám sát được quá trình sản xuất theo đúng quy định;

– Chẩn đoán được những bệnh thông thường dựa vào quá trình khai thác thông tin liên quan đến sức khỏe của bệnh nhân;

– Xác định được các tình huống cần có sự tư vấn của dược sỹ hoặc bác sỹ;

– Tư vấn, lựa chọn, lấy hàng, ra lẻ, tính tiền, nhận tiền và hướng dẫn sử dụng được các thuốc cơ bản đảm bảo an toàn-hiệu quả-hợp lý;

– Sắp xếp, trưng bày, bảo quản thuốc, hóa chất, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, dược liệu, vật tư y tế theo đúng quy định;

– Lập được chiến lược kinh doanh cho quầy thuốc;

– Mua, nhập và kiểm soát chất lượng thuốc, hóa chất, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, dược liệu, vật tư y tế theo đúng quy trình;

– Giao, gửi thuốc, nguyên liệu làm thuốc, hóa chất và dụng cụ y tế theo đúng quy định;

– Xử lý được thuốc, nguyên liệu làm thuốc, hóa chất và dụng cụ y tế trả về hoặc thu hồi;

– Kiểm tra, kiểm soát thuốc, nguyên liệu làm thuốc, hóa chất và dụng cụ y tế về số lượng, chất lượng và hạn sử dụng;

– Lập được kế hoạch cung ứng, bảo quản, cấp phát, sử dụng thuốc, hóa chất, nguyên liệu, vật tư y tế tiêu hao;

– Thu thập và báo cáo các phản ứng có hại của thuốc (ADR);

– Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

– Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

1.2.3. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

– Tuân thủ các nguyên tắc, qui trình thao tác chuẩn (SOP), GPs và ISO trong lĩnh vực dược phẩm;

– Tuân thủ các quy định về an toàn lao động, sử dụng, bảo dưỡng cơ sở vật chất và các trang thiết bị;

– Tuân thủ các nguyên tắc sử dụng các trang thiết bị trong ngành dược;

– Chịu trách nhiệm quá trình kiểm nghiệm thuốc – mỹ phẩm – thực phẩm;

– Chịu trách nhiệm về chất lượng thuốc trong quá trình sản xuất, bảo quản, tồn trữ, vận chuyển, cấp phát, bán thuốc – mỹ phẩm – thực phẩm chức năng – vật tư y tế thông thường – dược liệu – hóa chất;

– Chịu trách nhiệm trong việc lựa chọn, mua sắm, cấp phát, hướng dẫn sử dụng thuốc – mỹ phẩm – thực phẩm an toàn, hợp lý, hiệu quả;

– Có khả năng làm việc độc lập hoặc tổ chức làm việc theo nhóm;

– Có khả năng giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;

– Tận tụy với sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân, hết lòng phục vụ người bệnh;

– Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, hành nghề theo qui định của pháp luật, trung thực, khách quan; giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành;

– Hướng dẫn giám sát cấp dưới thực hiện nhiệm vụ.

1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

– Kiểm nghiệm thuốc – mỹ phẩm – thực phẩm;

– Đảm bảo chất lượng;

– Bán lẻ thuốc;

– Thực hiện công tác kho dược và vật tư y tế;

– Thủ kho dược và vật tư y tế;

– Kinh doanh dược phẩm;

– Sản xuất thuốc;

– Thực hiện công tác dược tại cơ sở y tế.

1.4.  Khả năng học tập, nâng cao trình độ

– Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Dược trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

– Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

2. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC VÀ THỜI GIAN KHÓA HỌC

  • Số lượng môn học, mô đun: 34
  • Số lượng môn học tự chọn : 02
  • Khối lượng kiến thức, kỹ năng toàn khóa: 535 giờ, 104 tín chỉ
  • Khối lượng các môn học chung: 435 giờ
  • Khối lượng các môn học chuyên môn:100 giờ
  • Khối lượng lý thuyết 771 giờ (30,4%); Thực hành/TL/BV: 1655 giờ (65,3%); Kiểm tra: 109 giờ (4,3%).
  • Thời gian khóa học: 3 năm

3. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

Mã           MH, MĐ Tên môn học, mô đun Số tín chỉ Thời gian đào tạo (giờ)
Tổng số Trong đó
Lý thuyết TH/BT/TL Thi/ Kiểm tra
Tại trường Cơ sở ngoài trường
I Các môn học chung 20 435 157 255 23
255 0
MH 01 Giáo dục chính trị 4 75 41 29 0 5
MH 02 Pháp luật 2 30 18 10 0 2
MH 03 Giáo dục thể chất 2 60 5 51 0 4
MH 04 Giáo dục quốc phòng và an ninh 3 75 36 35 0 4
MH 05 Tin học 3 75 15 58 0 2
MH 06 Tiếng Anh 6 120 42 72 0 6
II Các môn học chuyên môn 84 2100 614 1400 86
932 468
II.1 Các môn cơ sở 27 570 259 282 29
282 0
MH 07 Hóa học đại cương – Vô cơ 2 45 15 28 0 2
MH 08 Sinh học và Di truyền 2 30 28 0 0 2
MH 09 Lý sinh 2 45 15 28 0 2
MH 10 Hóa sinh 2 45 15 28 0 2
MH 11 Giải phẫu – Sinh lý 3 75 30 42 0 3
MH 12 Vi sinh – Ký sinh trùng 2 45 15 28 0 2
MH 13 Bệnh học cơ sở 3 45 42 0 0 3
MH 14 Hóa hữu cơ 3 60 28 28 0 4
MH 15 Hóa Phân tích 2 60 15 42 0 3
MH 16 Y đức –  Tổ chức Y tế 2 30 28 0 0 2
MH 17 Thực vật Dược 4 90 28 58 0 4
II.2 Các môn chuyên ngành 54 1455 340 1060 55
592 468
MH 18 Hóa dược I 4 90 28 58 0 4
MH 19 Hóa dược II 4 90 28 58 0 4
MH 20 Dược lý I 4 90 28 58 0 4
MH 21 Dược lý II 4 90 28 58 0 4
MH 22 Dược liệu 4 90 28 58 0 4
MH 23 Dược học cổ truyền 3 60 28 28 0 4
MH 24 Bào chế I 2 60 15 43 0 2
MH 25 Bào chế II 2 60 15 43 0 2
MH 26 Kiểm nghiệm thuốc và Độc chất 4 90 28 58 0 4
MH 27 Đảm bảo chất lượng thuốc – Quản lý tồn trữ 3 75 28 44 0 3
MH 28 Tổ chức quản lý Dược – Quản trị kinh doanh 3 75 28 44 0 3
MH 29 Marketing Dược – Kỹ năng giao tiếp bán thuốc 3 75 30 42 0 3
MH 30 Pháp chế Dược 2 30 28 0 0 2
MH 31 Thực tập Tốt nghiệp tại BV 4 160 0 0 156 4
MH 32 Thực tập Tốt nghiệp tại CT Dược 4 160 0 0 156 4
MH 33 Thực tập Tốt nghiệp tại nhà thuốc 4 160 0 0 156 4
II.3 Môn học tự chọn 3 75 15 58 2
58 0
MH 34 Dược lâm sàng 3 75 15 58 0 2
MH 35 Cung ứng thuốc 3 75 15 58 0 2
  Tổng cộng 104 2535 771 1655 109
1187 468

Tên nghề:                                 Điều dưỡng

Mã nghề:                                  6720301

Trình độ đào tạo:                     Cao đẳng

Hình thức đào tạo:                  Chính quy

Đối tượng tuyển sinh:            Tốt nghiệp THPT và tương đương

Thời gian đào tạo:                   03 năm

 

I. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung:

Đào tạo người điều dưỡng trình độ Cao đẳng có sức khỏe, y đức; có kiến thức khoa học cơ bản, kiến thức chuyên môn về về y học cơ sở, y học chuyên ngành và kỹ năng thực hành chuyên môn theo chuẩn năng lực cơ bản điều dưỡng Việt Nam; có đủ kiến thức về chính trị, pháp luật, kiến thức về chuyên môn và kỹ năng giao tiếp đáp ứng với vị trí công việc; có ý thức thường xuyên học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, mở rộng kiến thức xã hội; rèn luyện tính cẩn thận, tôn trọng tính cá biệt của người bệnh, có nhiệm vụ chăm sóc và đáp ứng những nhu cầu cơ bản của người bệnh cả về thể chất và tinh thần; có ý thức phục vụ nhân dân và phát triển nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

1.2. Mục tiêu cụ thể:

1.2.1. Kiến thức:

– Trình bày được các kiến thức về khoa học cơ bản, y học cơ sở và chuyên ngành để giải thích nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và hướng điều trị người bệnh để lập kế hoạch chăm sóc người bệnh;

– Phân tích được về dược lý, dinh dưỡng, tâm lý con người, kiểm soát nhiễm khuẩn trong thực hành chăm sóc người bệnh;

– Giải thích được quá trình dược động học của thuốc, tác dụng của thuốc, quy chế sử dụng thuốc để sử dụng thuốc hợp lý và an toàn;

– Trình bày được kiến thức về vi ký sinh để xác định các nguyên nhân gây bệnh, nguồn lây nhiễm để lập kế hoạch phòng bệnh;

– Giải thích được quy trình tiếp nhận người bệnh vào viện và hướng dẫn được cho người bệnh các thủ tục, giấy tờ cần thiết cho người bệnh ra viện;

– Phân tích được được đặc điểm tâm lý từng người bệnh để lựa chọn phương pháp giao tiếp và tư vấn sức khỏe phù hợp;

– Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

1.2.3. Kỹ năng

– Nhận định được tình trạng người bệnh và đưa ra các chẩn đoán điều dưỡng phù hợp cho người bệnh;

– Phân loại được người bệnh đến khám và cấp cứu, xác định được vấn đề ưu tiên để đưa ra hướng xử trí phù hợp;

– Lập và thực hiện được kế hoạch chăm sóc người bệnh;

– Thực hiện thành thạo các kỹ thuật điều dưỡng cơ bản và chuyên ngành;

– Phụ giúp được bác sĩ thực hiện các thủ thuật trên người bệnh;

– Thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu ban đầu các trường hợp cấp cứu tại cộng đồng;

– Quản lý trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao, thuốc, hồ sơ, sổ sách;

– Theo dõi, đánh giá tình trạng, ghi chép những diễn biến hàng ngày của người bệnh, phát hiện và báo cáo các diễn biến bất thường của người bệnh;

– Giao tiếp lịch sự, thân thiện với người bệnh;

– Tư vấn và giáo dục sức khỏe cho người bệnh, thân nhân người bệnh và cộng đồng;

– Tham gia phát hiện sớm các bệnh dịch tại địa phương và đề xuất các biện pháp phối hợp phòng chống dịch và bảo vệ môi trường sức khỏe;

– Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

– Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

1.2.3. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

– Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi.

– Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm.

– Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm

– Tuân thủ đúng các quy định về y đức, các quy chế chuyên môn, các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực điều dưỡng và các quy trình kỹ thuật của ngành y tế.

– Thận trọng, tỉ mỉ, tự chịu trách nhiệm với kết quả công việc của cá nhân và của nhóm.

II. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực ngành, nghề Điều dưỡng Cao đẳng đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ sức khỏe người dân có vị trí việc làm của trong các tại cơ sở y tế công lập hoặc y tế tư nhân, bao gồm:

– Điều dưỡng tại các phòng khám, chữa trị người bệnh của bệnh viện. viện dưỡng lão, trung tâm điều dưỡng và PHCN.

– Điều dưỡng chăm sóc SK nhân dân tại y tế cơ sở xã phường; y tế cơ quan, trường học

– Điều dưỡng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

– Làm việc tại các cơ sở đào tạo điều dưỡng

III. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

– Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt

được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Điều dưỡng trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

– Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

IV. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học

  • Số lượng môn học, mô đun: 37
  • Khối lượng kiến thức, kỹ năng toàn khóa học: 99 tín chỉ
  • Khối lượng các môn học chung/đại cương : 435 giờ
  • Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn : 2100 giờ
  • Khối lượng lý thuyết: 770 giờ; thực hành, ktra: 1765 giờ
  • Tỷ lệ Thưc hành: ~70 %

V. Nội dung chương trình:

Mã           MH, MĐ Tên môn học, mô đun Số tín chỉ Thời gian đào tạo (giờ)
Tổng số Trong đó
LT TH/BT/TL Thi/ Kiểm tra
Tại trường Bệnh viện
I Các môn học chung 20 435 157 255 23
255 0
MH 01 Giáo dục chính trị 4 75 41 29 0 5
MH 02 Pháp luật 2 30 18 10 0 2
MH 03 Giáo dục thể chất 2 60 5 51 0 4
MH 04 Giáo dục quốc phòng và an ninh 3 75 36 35 0 4
MH 05 Tin học 3 75 15 58 0 2
MH 06 Ngoại ngữ (Tiếng Anh) 6 120 42 72 0 6
II Môn học, mô đun chuyên môn 79 2100 613 1396 91
350 1046
II.1 Môn học, mô đun cơ sở 26 510 272 210 28
210 0
MH 07 Lý sinh – Sinh học & di truyền 3 45 42 0 0 3
MH 08 Hóa sinh 2 45 15 28 0 2
MH 09 Giải phẫu – Sinh lý 3 75 30 42 0 3
MH 10 Vi sinh – Ký sinh trùng 2 45 15 28 0 2
MH 11 Sinh lý bệnh – Miễn dịch 2 30 28 0 0 2
MH 12 Dược lý 2 30 28 0 0 2
MH 13 Dịch tễ học các bệnh truyền nhiễm 2 30 28 0 0 2
MH 14 Điều dưỡng cơ bản 4 90 28 56 0 6
MH 15 Tâm lý y học – Y đức 2 30 28 0 0 2
MH 16 Dinh dưỡng – Tiết chế 2 45 15 28 0 2
MH 17 Truyền thông – Giáo dục sức khỏe 2 45 15 28 0 2
II.2 Môn, mô đun chuyên ngành 51 1560 313 1186 61
140 1046
MH 18 Quản lý điều dưỡng 2 45 15 28 0 2
MH 19 Giao tiếp và Thực hành điều dưỡng 2 45 15 28 0 2
MH 20 Kiểm soát nhiễm khuẩn 2 45 15 28 0 2
MH 21 Thực tập BV: ĐDCB 2 90 0 0 86 4
MH 22 Chăm sóc sức khoẻ người lớn bệnh Nội khoa 3 45 42 0 0 3
MH 23 Chăm sóc sức khoẻ người bệnh cao tuổi 2 30 28 0 0 2
MH 24 Chăm sóc sức khoẻ người lớn bệnh Ngoại khoa 3 45 42 0 0 3
MH 25 Chăm sóc sức khoẻ trẻ em 2 30 28 0 0 2
MH 26 Chăm sóc sức khoẻ phụ nữ, bà mẹ và gia đình 2 30 28 0 0 2
MH 27 Chăm sóc người bệnh truyền nhiễm 3 45 42 0 0 3
MH 28 Chăm sóc người bệnh cấp cứu và chăm sóc tích cực 2 30 28 0 0 2
MH 29 TTBV 1: CS Nội – CS Ngoại 4 180 0 0 176 4
MH 30 TTBV 2: CS Sản – CS Nhi 4 180 0 0 176 4
MH 31 TTBV 3: CSNCT –  CSCC & CSTC 2 90 0 0 86 4
MH 32 TTBV 4: CSNB Truyền nhiễm 2 90 0 0 86 4
MH 33 Phục hồi chức năng 2 45 15 28 0 2
MH 34 Y học cổ truyền 2 45 15 28 0 2
MH 35 TTCĐ: CSSK cộng đồng 2 90 0 0 86 4
MH 36 Thực tập tốt nghiệp 8 360 0 0 350 10
II.3 Môn học, mô đun tự chọn: (chọn 1 môn trong 3 môn học) 2 30 28 0 2
0 0
MH 37 Chăm sóc sức khỏe người bệnh chuyên khoa hệ Ngoại 2 30 28 0 0 2
MH 38 Chăm sóc sức khỏe người bệnh chuyên khoa hệ Nội 2 30 28 0 0 2
MH 39 Chăm sóc sức khoẻ phụ nữ, bà mẹ và gia đình nâng cao 2 30 28 0 0 2
MH 40 Sức khỏe – Môi trường và vệ sinh 2 30 28 0 0 2
Tổng cộng 99 2535 770 1651 114
605 1046

Tên ngành, nghề:                Kỹ thuật Phục hồi chức năng

Mã ngành, nghề:                 6720603

Trình độ đào tạo:                Cao đẳng

Đối tượng tuyển sinh:       Tốt nghiệp THPT và tương đương

Thời gian đào tạo:              3 năm

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1.1. Mục tiêu chung

     Đào tạo Cử nhân Kỹ thuật phục hồi chức năng có đạo đức tốt, có kiến thức khoa học cơ bản và y học cơ sở, kiến thức và kỹ năng về chuyên môn, nghiệp vụ về kỹ thuật phục hồi chức năng ở trình cao đẳng áp dụng những phương pháp điều trị bằng vật lý và không sử dụng thuốc trong quá trình điều trị cho người bệnh, đáp ứng được yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam; có khả năng học lên các trình độ cao hơn và nghiên cứu khoa học đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

1.2. Mục tiêu cụ thể

1.2.1. Kiến thức:

– Giải thích các kiến thức cơ bản về giải phẫu sinh lý người, sinh lý bệnh, sinh học di truyền, bệnh học, dược lý, cấp cứu ban đầu vào việc lập kế hoạch chăm sóc điều trị;

– Trình bày được các phương pháp châm cứu và chữa bệnh không dùng thuốc (y học cổ truyền) phục hồi chức năng cho người bệnh;

– Giải thích được những nguyên nhân, triệu chứng trong điều trị vật lý trị liệu hệ tim mạch – hô hấp, hệ thần kinh – cơ, vật lý trị liệu cơ -xương, phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng;

– Trình bày được phương pháp vận động trị liệu, qui trình thực hiện lượng giá chức năng hệ vận động, qui trình bảo quản trang thiết bị vật lý trị liệu trong điều trị;

– Phân tích được tác dụng điều trị trong các trường hợp vật lý trị liệu hệ tim mạch – hô hấp, vật lý trị liệu hệ thần kinh – cơ, vật lý trị liệu cơ xương, phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng;

– Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

II. Kỹ năng

– Giao tiếp với người bệnh, người nhà người bệnh và đồng nghiệp hiệu quả;

– Thực hiện thành thạo sơ cấp cứu ban đầu;

– Xác định được vị trí giải phẫu cơ – xương – thần kinh trên người bệnh;

– Lượng giá thành thạo chức năng hệ vận động của cơ thể;

– Vận hành thành thạo an toàn và bảo quản tốt các trang thiết bị chuyên ngành Phục hồi chức năng;

– Thực hiện thành thạo các thao tác tập vận động trị liệu, các phương pháp điều trị vật lý trị liệu, vật lý trị liệu hệ tim mạch – hô hấp, vật lý trị liệu hệ thần kinh – cơ, vật lý trị liệu cơ xương;

– Áp dụng các phương pháp châm cứu và chữa bệnh không dùng thuốc (y học cổ truyền) phục hồi chức năng cho người bệnh;

– Hướng dẫn người bệnh, gia đình người bệnh sử dụng thành thạo một số dụng cụ trợ giúp đơn giản hỗ trợ trong điều trị;

– Hướng dẫn thành thạo các phương pháp phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.

– Xây dựng kế hoạch làm việc theo nhóm và phối hợp với các thành viên trong nhóm để thực hiện kế hoạch chăm sóc điều trị cho bệnh nhân;

– Tổ chức và quản lý khoa phòng vật lý trị liệu phục hồi chức năng một cách khoa học;

– Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;

– Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.

III. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

– Làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;

– Hướng dẫn, giám sát thực hiện nhiệm vụ, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;

– Chấp hành nhiệm vụ được giao, chủ động, chịu trách nhiệm trong công việc;

– Giữ gìn bí mật thông tin của người bệnh;

– Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe, phòng ngừa tàn tật cho người bệnh;

– Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm;

– Tuân thủ quy định của pháp luật khi hành nghề, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp và những quy định của nơi làm việc;

– Có tinh thần đoàn kết, hòa nhã, khiêm tốn với đồng nghiệp, cảm thông, chia sẻ, ân cần chu đáo với người bệnh và gia đình người bệnh;

– Trung thực, khách quan, thận trọng trong quá trình thực hành nghề nghiệp.

1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Các Kỹ thuật viên phục hồi chức năng khi ra trường có thể làm việc trong các Bệnh viện, Trung tâm điều dưỡng – Phục hồi chức năng; Trung tâm chỉnh hình – Phục hồi chức năng, phòng khám, các cơ sở y tế nhà nước và tư nhân:

– Phục hồi chức năng về vật lý trị liệu;

– Phục hồi chức năng về hoạt động trị liệu.

1.4. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

– Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Kỹ thuật vật lý trị liệu và phục hồi chức năng trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

– Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

IV. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC VÀ THỜI GIAN KHÓA HỌC

  • Số lượng môn học, mô đun: 34
  • Khối lượng kiến thức, kỹ năng toàn khóa học: 2550 giờ, 96 tín chỉ
  • Khối lượng các môn học chung/đại cương: 435 giờ
  • Khối lượng các môn học chuyên môn: 115 giờ
  • Khối lượng lý thuyết: 669 giờ (26,2%); thực hành/TL/thực tập BV: 784 giờ (70%); kiểm tra: 97 giờ (3,8%)
  • Thời gian khóa học: 3 năm

V. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

Mã           MH, MĐ Tên môn học, mô đun Số tín chỉ Thời gian đào tạo (giờ)
Tổng số Trong đó
Lý thuyết TH/BT/TL Thi/ Kiểm tra
Tại trường Bệnh viện
I Các môn học chung 20 435 157 255 0 23
MH 01 Giáo dục chính trị 4 75 41 29 0 5
MH 02 Pháp luật 2 30 18 10 0 2
MH 03 Giáo dục thể chất 2 60 5 51 0 4
MH 04 Giáo dục quốc phòng và an ninh 3 75 36 35 0 4
MH 05 Tin học 3 75 15 58 0 2
MH 06 Tiếng Anh 6 120 42 72 0 6
II Môn học, mô đun chuyên môn 76 2115 512 589 940 74
II.1 Môn học, mô đun cơ sở 26 545 259 182 78 26
MH 07 Sinh học và Di truyền 2 30 28 0 0 2
MH 08 Hóa sinh 2 45 15 28 0 2
MH 09 Lý sinh 2 45 15 28 0 2
MH 10 Giải phẫu – Sinh lý 3 75 30 42 0 3
MH 11 Sinh lý bệnh – Miễn dịch 2 30 28 0 0 2
MH 12 Dược lý 2 30 28 0 0 2
MH 13 Điều dưỡng cơ bản – Cấp cứu ban đầu 4 125 15 28 78 4
MH 14 Bệnh học cơ sở 3 45 42 0 0 3
MH 15 Y đức – Tổ chức y tế 2 30 28 0 0 2
MH 16 Truyền thông – Giáo dục sức khỏe 2 45 15 28 0 2
MH 17 Vi sinh – Ký sinh trùng 2 45 15 28 0 2
II.2 Môn, mô đun chuyên ngành 48 1540 225 407 862 46
MH 18 Y học cổ truyền và dưỡng sinh 3 75 30 42 0 3
MH 19 Giải phẫu chức năng hệ vận động và thần kinh 2 45 15 28 0 2
MH 20 Ngôn ngữ trị liệu 2 45 15 28 0 2
MH 21 Xoa bóp trị liệu 4 125 15 28 78 4
MH 22 Thử cơ và đo tầm hoạt động 2 60 15 43 0 2
MH 23 Vật lý trị liệu 2 45 15 28 0 2
MH 24 Vận động trị liệu  I 3 75 30 42 0 3
MH 25 Vận động trị liệu  II (Thực tập BV) 2 90 0 0 88 2
MH 26 Bệnh lý và PHCN  hệ thần kinh – cơ I 4 90 30 56 0 4
MH 27 Bệnh lý và PHCN  hệ thần kinh – cơ II (Thực tập BV) 2 90 0 0 88 2
MH 28 Bệnh lý và PHCN  hệ cơ – xương I 4 90 30 56 0 4
MH 29 Bệnh lý và PHCN  hệ cơ – xương II (Thực tập BV) 2 90 0 0 88 2
MH 30 Bệnh lý và PHCN hệ Tim mạch – Hô hấp I 2 45 15 28 0 2
MH 31 Bệnh lý và PHCN hệ Tim mạch – Hô hấp II (Thực tập BV) 2 90 0 0 88 2
MH 32 Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng 4 125 15 28 78 4
MH 33 Thực tập tốt nghiệp 8 360 0 0 354 6
II.3 Môn học, mô đun tự chọn: (chọn 1 môn trong 2 môn học sau) 2 30 28 0 0 2
MH 34 Dịch tễ học các bệnh truyền nhiễm 2 30 28 0 0 2
MH 35 Dinh dưỡng – Tiết chế 2 30 28 0 0 2
  Tổng cộng 96 2550 669 844 940 97

Tên nghề:                                 Y sỹ đa khoa

Mã nghề:                                   6720101

Trình độ đào tạo:                     Cao đẳng

Hình thức đào tạo:                  Chính quy

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THPT và tương đương

Thời gian đào tạo:                   03 năm (6 kỳ học)

I. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung:

Đào tạo người Y sỹ đa khoa trình độ cao đẳng có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề khám chữa bệnh ở trình độ cao đẳng, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đào tạo Y sĩ đa khoa có đủ y đức, có kiến thức khoa học cơ bản và y học cơ sở vững chắc, có kiến thức và kỹ năng cơ bản về lâm sàng và cộng đồng, kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền, có trình độ tiếng Anh tương đương bậc 2 khung năng lực châu Âu, có khả năng tiếp cận và ứng dụng các thành tựu khoa học y học trong bảo vệ và chăm sức khỏe nhân dân.

1.2. Mục tiêu cụ thể:

1.2.1. Mục tiêu chuẩn đầu ra

CĐR 1. Tuân thủ các quy định của pháp luật và tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp để thiết lập được môi trường làm việc an toàn, cải tiến chất lượng chăm sóc và giảm thiểu rủi ro trong môi trường chăm sóc sức khỏe.

CĐR 2. Áp dụng sự hiểu biết về khoa học cơ bản, y học cơ sở và chuyên ngành để xác định tình trạng sức khỏe, thực hiện được khám, tổng hợp và diễn giải thông tin lâm sàng và cận lâm sàng; chẩn đoán chính xác một số/các bệnh lý thông thường ở tuyến Y tế cơ sở.

CĐR 3. Thiết lập kế hoạch điều trị chăm sóc sức khỏe toàn diện và hợp lý, theo nguyên tắc người bệnh là trung tâm. Thực hiện được sơ cấp cứu và điều trị người bệnh phù hợp với vai trò, nhiệm vụ ở tuyến Y tế cơ sở, đảm bảo chăm sóc liên tục, an toàn và hiệu quả, tôn trọng tính cá biệt của người bệnh.

CĐR 4. Vận dụng được các kiến thức tăng cường sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật trong chăm sóc sức khỏe cho cá nhân và cộng đồng.

CĐR 5. Hợp tác với các thành viên trong nhóm, sử dụng được các kỹ năng giao tiếp, các phương tiện truyền thông phù hợp để thiết lập mối quan hệ, giao tiếp có hiệu quả, cung cấp các thông tin về sức khỏe; giáo dục sức khỏe cho cán bộ y tế, người bệnh, gia đình và cộng đồng.

CĐR 6. Tham gia quản lý công tác điều trị chăm sóc người bệnh, quản lý hồ sơ bệnh án, môi trường chăm sóc, thiết bị y tế và các nguồn lực khác ở tuyến Y tế cơ sở để điều trị, chăm sóc người bệnh an toàn, chất lượng, hiệu quả và hài lòng.

CĐR 7. Tham gia nghiên cứu khoa học, thực hành dựa vào bằng chứng, áp dụng cải tiến chất lượng trong điều trị, chăm sóc người bệnh.

CĐR 8. Thể hiện được tính tích cực học tập, cập nhật thông tin nhằm duy trì và phát triển chuyên môn cho bản thân và đồng nghiệp trên cơ sở có tư duy phản biện/phê phán.

CĐR 9: Trình độ Ngoại ngữ: có trình độ có trình độ ngoại ngữ bậc 2 (A2) trở lên.

CĐR 10: Trình độ Tin học: có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT

1.2.2. Về kiến thức

–  Khối kiến thức chung

+ Vận dụng được các kiến thức về tư tưởng, đạo đức cách mạng của Đảng Cộng sản  Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh trong chăm sóc sức khỏe nhân dân.

+ Áp dụng được kiến thức công nghệ thông tin trong phục vụ người bệnh và nghiên cứu khoa học.

+ Vận dụng được kiến thức về ngoại ngữ trong giao tiếp và công việc chuyên môn.

+ Đánh giá, phân tích được các vấn đề an ninh, quốc phòng và có ý thức cảnh giác với những âm mưu chống phá cách mạng của các thế lực thù địch.

– Kiến thức chung theo lĩnh vực

+ Vận dụng được các kiến thức khoa học tự nhiên như hóa học, sinh học, vật lý, lý sinh để giải thích các hiện tượng bệnh lý.

+ Phân tích được các hiện tượng, các cơ chế hoạt động, nguyên lý vận hành của các trang thiết bị phục vụ chẩn đoán và điều trị.

+ Tiếp cận được với các kiến thức sinh học và kỹ thuật y dược hiện đại.

– Kiến thức chung của khối ngành

+ Vận dụng được kiến thức cốt lõi về khoa học sức khỏe và các mối liên quan giữa sức khỏe với các yếu tố môi trường, xã hội.

+ Đánh giá và phân tích được mối liên quan giữa sức khỏe, bệnh tật với môi trường   và các yếu tố tâm lý-xã hội.

– Kiến thức chung của nhóm ngành và ngành

+ Hiểu được đặc điểm giải phẫu, cấu trúc và hoạt động của cơ thể con người trong trạng thái bình thường và bệnh lý.

+ Đánh giá được sự thay đổi các trạng thái cơ thể trong những điều kiện bình thường  và bệnh lý.

+ Áp dụng được những kiến thức cơ bản, cơ sở để giải thích các triệu chứng bệnh lý của người bệnh.

+ Phân tích và tổng hợp được các triệu chứng, các dấu hiệu để chẩn đoán các tình trạng bệnh lý.

+ Áp dụng được các phương pháp, các kỹ thuật để điều trị và chăm sóc người bệnh.

– Kiến thức thực tập và tốt nghiệp

Vận dụng tổng hợp kiến thức thu được để phân tích và đánh giá các vấn đề sức khỏe tại Bệnh viện và cộng đồng trước khi trở thành bác sĩ đa khoa.

1.2.2. Về kỹ năng

Kỹ năng nghề nghiệp (kỹ năng cứng)

  • Kỹ năng lập luận nghề nghiệp, phát hiện và giải quyết vấn đề

+ Phát hiện được các triệu chứng bệnh lý và các vấn đề sức khỏe.

+ Chỉ định và phân tích được kết quả các xét nghiệm và kỹ thuật thăm dò chức năng cơ bản.

+ Chẩn đoán được một số bệnh thông thường.

+ Xử trí được một số bệnh và tình trạng cấp cứu thường gặp.

  • Khả năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề

+ Xây dựng được giả thuyết về sức khỏe và bệnh tật.

+ Đánh giá, phân tích được vấn đề sức khỏe.

+ Đề xuất giải pháp và giải quyết được các vấn đề sức khỏe.

  • Kỹ năng nghiên cứu và khám phá

+ Có khả năng hình thành giả thuyết nghiên cứu.

+ Có kỹ năng thu thập thông tin.

+ Thực hiện được đề tài nghiên cứu khoa học dưới sự hướng dẫn của chuyên gia.

+ Có kỹ năng ứng dụng kết quả nghiên cứu trong thực tế.

  • Kỹ năng tư duy theo hệ thống

+ Phân tích được mối liên quan sức khỏe với các yếu tố môi trường, văn hóa, kinh tế-xã hội.

+ Xác định được vấn đề sức khỏe ưu tiên.

+ Phân tích sự lựa chọn giữa các vấn đề và tìm ra cách giải quyết.

+ Có tư duy phân tích đa chiều các vấn đề sức khỏe, bệnh tật.

  • Bối cảnh xã hội và ngoại cảnh

+ Thể hiện được vai trò và trách nhiệm của Y sĩ đa khoa đối với xã hội.

+ Đáp ứng chuẩn mực của xã hội về ngành y và Y sĩ đa khoa.

+ Đánh giá sự phát triển và các vấn đề sức khỏe toàn cầu đến nghề nghiệp.

  • Bối cảnh tổ chức

+ Phân tích được đặc điểm, tình hình của đơn vị.

+ Xây dựng được kế hoạch và phát triển đơn vị.

+ Tạo được mối liên hệ với các đối tác chủ yếu.

  • Vận dụng kiến thức vào thực tiễn

+ Áp dụng và thực hiện được các kỹ thuật, thủ thuật trong lâm sàng.

+ Sử dụng thành thạo các thiết bị trong đơn vị.

+ Phát hiện được những vấn đề mới trong chuyên môn.

  • Năng lực sáng tạo, phát triển và khả năng thay đổi trong chuyên môn.

+ Cải tiến các kỹ thuật chăm sóc, điều trị.

+ Cập nhật được các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công việc.

+ Có năng lực làm việc trong các vị trí khác nhau trong đơn vị.

Kỹ năng mềm

  • Kỹ năng tự chủ

+ Sắp xếp kế hoạch công việc khoa học và hợp lý.

+ Thích ứng nhanh với sự thay đổi môi trường sống và làm việc.

+ Học và tự học, tự nghiên cứu suốt đời.

+ Phân tích được phẩm chất của đồng nghiệp để trao đổi, học hỏi.

  • Kỹ năng làm việc nhóm

+ Xây dựng, điều hành nhóm làm việc hiệu quả.

+ Liên kết được các nhóm.

  • Kỹ năng quản lý và lãnh đạo

+ Tổ chức, phân công công việc trong đơn vị.

+ Đánh giá hoạt động của cá nhân và tập thể.

+ Liên kết được với các đối tác chủ yếu.

  • Giao tiếp

+ Sắp xếp được ý tưởng, nội dung giao tiếp.

+ Giao tiếp được bằng văn bản, qua thư điện tử/các phương tiện truyền thông

+ Khả năng thuyết trình lưu loát.

+ Có kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân: tư vấn, giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân, trao đổi và chia sẻ với đồng nghiệp…

  • Sử dụng ngoại ngữ: tiếng Anh A2

– Tin học và công nghệ thông tin: sử dụng thành thạo phần mềm thông dụng SPSS.

1.2.3. Về năng lực tự chủ tự chịu trách nhiệm

– Tận tụy với sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân;

– Có tinh thần tôn trọng, hợp tác, phối hợp với đồng nghiệp, bệnh nhân và gia đình họ trong quá trình chăm sóc sức khỏe;

– Trung thực, khách quan, luôn cố gắng học tập vươn lên để nâng cao trình độ chuyên môn.

  • Đạo đức cá nhân

+ Sẵn sàng đương đầu với khó khăn.

+ Kiên trì, chăm chỉ, nhiệt tình, say mê sáng tạo.

+ Cảm thông, chia sẻ với đồng nghiệp, người bệnh.

  • Đạo đức nghề nghiệp

+ Tận tâm, tận lực, trung thực và trách nhiệm.

+ Tác phong làm việc chuyên nghiệp.

+ Văn hóa ứng xử của thầy thuốc (12 điều y đức).

  • Đạo đức xã hội

+ Coi trọng nền y học cổ truyền dân tộc.

+ Tuân thủ pháp luật và các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

+ Giữ gìn và quảng bá hình ảnh người Y sĩ đa khoa trong xã hội

1.3 Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo Y sĩ đa khoa trình độ cao đẳng, người học có khả năng đảm nhiệm công tác khám chữa bệnh, tham gia nghiên cứu khoa học và quản lý; đáp ứng yêu cầu công việc tại các vị trí sau:

Tại đơn vị khám, chữa bệnh tuyến cơ sở công lập và tư nhân, trạm y tế xã phường

Làm công tác chuyên môn Y tế trường học, Y tế cơ quan…

Tham gia sơ cứu ban đầu, khám bệnh, chữa bệnh thông thường cho nhân dân tại trạm y tế và quản lý sức khỏe cộng đồng khu vực phụ trách;

Chăm sóc tổng quát: người y sĩ cung cấp chăm sóc tổng quát cho bệnh nhân, theo dõi tình trạng sức khỏe của bệnh nhân theo thời gian, quản lý các bệnh mãn tính, và đề xuất các biện pháp phòng ngừa bệnh tật;

Quản lý bệnh nhân: Y sỹ đa khoa cũng có nhiệm vụ quản lý bệnh nhân trong suốt quá trình điều trị; cung cấp hướng dẫn và giáo dục cho bệnh nhân về việc quản lý bệnh lý và theo dõi tình trạng sức khỏe cá nhân; xây dựng tủ thuốc, hướng dẫn sử dụng thuốc một cách an toàn và hợp lý.

2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:

– Số lượng môn học, mô đun: 39 môn học/ mô đun

– Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 100 tín chỉ

– Khối lượng các môn học chung/đại cương: 435 giờ

– Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn:  2070 giờ

– Khối lượng lý thuyết: 764 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm; thi, kiểm tra: 1741 giờ

3. Nội dung chương trình:

TT Mã MH/MĐ Tên môn học/mô đun Số tín chỉ Thời gian học tập (giờ)
Tổng số Trong đó
LT TH Thi/ KT
I   Các môn học chung/ đại cương 14 435 157 255 23
1 MH 01 Giáo dục Chính trị 4 75 41 29 5
2 MH 02 Pháp luật 2 30 18 10 2
3 MH 03 Giáo dục thể chất 60 5 51 4
4 MH 04 Giáo dục quốc phòng – an ninh 75 36 35 4
5 MH 05 Tin học 3 75 15 58 2
6 MH 06 Tiếng Anh 5 120 42 72 6
II   Các môn học chuyên ngành 86 2070 607 1343 120
II.1   Môn học cơ sở 20 405 189 189 27
7 MĐ 01 Tiếng Anh chuyên ngành 2 45 15 28 2
8 MĐ 02 Từ phân tử đến tế bào (Sinh học, Hóa học, Vật lý, Hóa sinh) 3 60 30 25 5
9 MĐ 03 Từ tế bào đến các hệ cơ quan (Mô phôi, giải phẫu, sinh lý, lý sinh) 2 30 28 0 2
10 MĐ 04 Sự hình thành bệnh tật và quá trình phục hồi (Vi sinh – ký sinh trùng, sinh lý bệnh, dược, sinh dưỡng) 3 60 30 25 5
11 MĐ 05 Kỹ thuật điều dưỡng 2 45 15 28 2
12 MĐ 06 Thực hành Lâm sàng Kỹ thuật điều dưỡng 2 60 0 55 5
13 MĐ 07 Tâm lý người bệnh- Y đức 2 30 28 0 2
14 MĐ 08 Giao tiếp- Giáo dục SK trong thực hành y khoa 2 45 15 28 2
15 MĐ 09 Môi trường và sức khỏe 2 30 28 0 2
II.2   Môn học chuyên môn ngành 61 1560 375 1099 86
16 MĐ 10 Bệnh học người lớn 1 3 60 30 25 5
17 MĐ 11 Bệnh học người lớn 2 3 60 30 25 5
18 MĐ 12 Bệnh học người lớn 3 4 75 45 25 5
19 MĐ 13 Thực hành Lâm sàng Bệnh học người lớn 1 3 90 0 85 5
20 MĐ 14 Thực hành Lâm sàng Bệnh học người lớn 2 3 90 0 85 5
21 MĐ 15 Thực hành Lâm sàng Bệnh học người lớn 3 3 90 0 85 5
22 MĐ 16 Ung Thư 2 30 28 0 2
23 MĐ 17 Sản 3 60 30 25 5
24 MĐ 18 Thực hành lâm sàng Sản 2 60 0 55 5
25 MĐ 19 Tổ chức quản lý y tế 2 30 28 0 2
26 MĐ 20 Thống kê y học – Nghiên cứu khoa học 2 45 15 28 2
27 MĐ 21 Nhi 2 45 15 28 2
28 MĐ 22 Thực hành lâm sàng Nhi 2 60 0 55 5
29 MĐ 23 Cấp cứu – cấp cứu ngoại viện 2 45 15 28 2
30 MĐ 24 Lâm sàng Cấp cứu, cấp cứu ngoại viện 2 60 0 55 5
31 MĐ 25 Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng 2 30 28 0 2
32 MĐ 26 Lâm sàng Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng 2 60 0 55 5
33 MĐ 27 Bệnh chuyên khoa 4 60 55 0 5
34 MĐ 28 Lâm sàng Bệnh chuyên khoa 3 90 0 85 5
35 MĐ 29 Y học gia đình 2 30 28 0 2
36 MĐ 30 Y tế cộng đồng 2 30 28 0 2
37 MĐ 31 Thực tập tốt nghiệp 8 360 355 5
II.3   Mô đun/môn học tự chọn (1/2) 5 105 43 55 7
Nhóm 1
38 MĐ 32 Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng 3 45 43 0 2
39 MĐ 33 Lâm sàng Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng 2 60 0 55 5
Nhóm 2
40 MĐ 34 Bệnh chuyên khoa nâng cao 3 45 43 0 2
41 MĐ 35 Lâm sàng Bệnh chuyên khoa 2 60 0 55 5
TỔNG CỘNG 100 2505 764 1598 143

Tên ngành, nghề:                Y sỹ y học cổ truyền

Mã ngành, nghề:                 5720102

Trình độ đào tạo:                Trung cấp

Hình thức đào tạo:              Chính quy

Đối tượng tuyển sinh:         Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương

Thời gian đào tạo:               2 năm

I. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung:

       Đào tạo người y sỹ y học cổ truyền trình độ trung cấp có sức khỏe, có đạo đức nghề nghiệp, có đủ kiến thức giáo dục đại cương cơ bản, kiến thức y học cơ sở, có kiến thức và kỹ năng chuyên môn Y học cổ truyền kết hợp Y học hiện đại (YHHĐ) theo quy định để có thể thực hiện được các công việc thăm khám, chẩn đoán một số bệnh thông thường cho bệnh nhân và hỗ trợ, thực hiện y lệnh của bác sĩ y học cổ truyền trong công tác điều trị tại các bệnh viện y học cổ truyền, khoa y học cổ truyền của các bệnh viện đa khoa, các phòng khám, trạm xá, hội đông y, phòng chẩn trị y học cổ truyền tư nhân bằng phương pháp y học cổ truyền như thuốc Nam – Bắc, châm cứu, xoa bóp – bấm huyệt, dưỡng sinh; có ý thức tuân thủ pháp luật; thường xuyên rèn luyện sức khỏe và học tập nâng cao trình độ chuyên môn trong môi trường y tế đa dạng nhằm chăm sóc, bảo vệ và cải thiện sức khoẻ nhân dân.

1.2. Mục tiêu cụ thể:

1.2.1. Kiến thức

– Trình bày đúng cấu trúc giải phẫu, chức năng sinh lý của các cơ quan, bộ phận trên cơ thể người;

– Trình bày và giải thích được công dụng của các loại dược liệu thường dùng, một số bài thuốc y học cổ truyền;

– Trình bày được các phương pháp bào chế dược liệu y học cổ truyền;

– Mô tả đúng hệ thống kinh lạc, trình bày được vị trí và tác dụng của các huyệt thường dùng, giải thích các nguyên tắc chọn huyệt trong điều trị;

– Trình bày được kỹ thuật châm, điện châm, kỹ thuật cứu và các thủ thuật bổ tả;

– Mô tả được các động tác xoa bóp tác động lên da, cơ, xương khớp và huyệt;

– Trình bày được tác dụng, chỉ định, chống chỉ định của xoa bóp để áp dụng phù hợp trong điều trị và phòng bệnh;

– Trình bày được các bước thăm khám và phát hiện được các triệu chứng y học cổ truyền thường gặp trên lâm sàng;

– Trình bày được các nguyên tắc đạo đức liên quan đến chăm sóc sức khỏe và trách

nhiệm pháp lý của nghề y.

– Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

1.2.2. Kỹ năng:

– Giao tiếp được với bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, cộng đồng, các đồng nghiệp trong đội ngũ y tế;

– Sử dụng được các thuật ngữ chuyên môn của ngành y học cổ truyền trong giao tiếp với đồng nghiệp;

– Phát hiện và báo cáo kịp thời những trường hợp cấp cứu thường gặp tại nơi làm việc;

– Thực hiện được các quy trình kỹ thuật châm, điện châm, cứu, trong điều trị một số bệnh thông thường;

– Thực hiện được kỹ thuật bào chế cơ bản của các loại dược liệu thông thường;

– Thực hành thành thạo các động tác xoa bóp, bấm huyệt để phòng và điều trị bệnh;

– Truyền đạt được các thông tin, ý tưởng, giải pháp cho các đồng nghiệp;

– Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;

– Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.

1.2.3. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

– Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề trong điều kiện làm việc thay đổi;

– Chịu trách nhiệm về kết quả công việc của bản thân trước nhóm và cấp trên;

– Chủ động hoàn thành các nhiệm vụ thường xuyên và nhiệm vụ đột xuất;

– Tuân thủ các quy định về y đức, các quy chế chuyên môn, các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực y học cổ truyền và các quy trình kỹ thuật của ngành y;

– Chủ động xin ý kiến cấp trên trong trường hợp vượt quá khả năng của mình;

– Thận trọng, tỉ mỉ, khoa học và đúng mực trong khi thực hiện nhiệm vụ.

2. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, người học có năng lực làm được các việc đáp ứng yêu cầu của ngành, nghề YHCT trình độ trung cấp bao gồm: Bốc thuốc y học cổ truyền; Châm cứu; Xoa bóp – bấm huyệt; Bào chế dược liệu; Kinh doanh thuốc thành phẩm y học cổ truyền; Thực hành chuyên môn y học cổ truyền.

Y sỹ YHCT có vị trí việc làm tại các cơ sở y tế có các hoạt động chuyên môn về YHCT như: phòng khám chẩn trị về YHCT quận huyện, trạm y tế phường (xã); Trung tâm nghiên cứu YHCT, Viện dưỡng lão, Cơ sở kinh doanh sản xuất dược liệu, thành phẩm YHCT,…

3. Khả năng học tập và nâng cao trình độ

– Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề y học cổ truyền trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

– Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

4. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:

– Số lượng môn học:  23 môn học

– Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 1650 giờ (63 tín chỉ)

– Khối lượng các môn học chung/đại cương :  255 giờ

– Khối lượng các môn học chuyên môn : 1395 giờ

– Khối lượng lý thuyết:  447 giờ; thực hành, k/tra:  1203  giờ

         Tỷ lệ thực hành ~ 72,9 %)

5. Nội dung chương trình:

Mã MH Tên môn học Số tín chỉ Thời gian đào tạo (giờ)
Tổng số Trong đó
Lý thuyết TH/TL/BT Kiểm tra
Labo TL/BT B.viện C.đồng
I Các môn học chung 12 255 94 148 13
148 0
MH 01 Chính trị 2 30 15 13 0 2
MH 02 Pháp luật 1 15 9 5 0 1
MH 03 Giáo dục thể chất 1 30 4 24 0 2
MH 04 Giáo dục quốc phòng – an ninh 2 45 21 21 0 3
MH 05 Tin học 2 45 15 29 0 1
MH 06 Ngoại ngữ 4 90 30 56 0 4
II Môn học chuyên môn 51 1395 353 978 64
280 698
II.1 Môn học y cơ sở 14 255 155 84 16
84 0
MH 07 Giải phẫu – Sinh lý 3 75 15 56 0 4
MH 08 Vi sinh – Ký sinh trùng 2 30 28 0 0 2
MH 09 Dược lý 2 30 28 0 0 2
MH 10 Điều dưỡng cơ bản – Cấp cứu ban đầu 3 60 28 28 0 4
MH 11 Tâm lý y học – Y đức 2 30 28 0 0 2
MH 12 Truyền thông -GDSK 2 30 28 0 0 2
II.2 Môn học chuyên ngành 35 1095 183 866 46
168 698
MH 13 Lý luận cơ bản YHCT 3 45 42 0 0 3
MH 14 Châm cứu – Xoa bóp – Bấm huyệt 4 90 28 56 0 6
MH 15 Đông dược thừa kế 3 60 28 28 0 4
MH 16 Bào chế dược liệu 3 75 15 56 0 4
MH 17 Bài thuốc YHCT 3 60 28 28 0 4
MH 18 Bệnh học YHHĐ & Bệnh học YHCT 3 45 42 0 0 3
MH 19 Thực hành BV: Bệnh học YHHĐ -YHCT 4 180 0 0 176 4
MH 20 Thực hành BV:  CC – Xoa bóp – Bấm huyệt 4 180 0 0 176 4
MH 21 Thực hành cơ sở 2 90 0 0 86 4
MH 22 Thực tập tốt nghiệp 6 270 0 0 260 10
II.3 Môn học tự chọn (Chọn 1 trong  2 môn học) 2 45 15 28 2
28 0
MH 23 Phục hồi chức năng 2 45 15 28 0 2
MH 24 Bệnh chuyên khoa YHCT 2 45 15 28 0 2
Tổng cộng 63 1650 447 1126 77
428 698

I. THÔNG TIN CHUNG

  1. Nghề đào tạo: Điều dưỡng
  2. Mã nghề: 6720301
  3. Trình độ đào tạo: Cao đẳng
  4. Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương
  5. Khoá học: 2024 – 2027
  6. Thời gian khoá học: 3 năm  (từ 09/2024 đến 08/2027)

II. LỊCH HỌC VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN

1. Năm 1: 2024-2025 (từ 20/09/2022 đến 18/09/2023)

1.1. Kỳ 1: Từ 23/09/2024 đến 02/02/2025 (23 tuần)

          + Thời gian học LT, TH tại trường: 15 tuần

          + Thời gian thực tập cơ sở ngoài trường: 00 tuần

          + Thời gian học quân sự: 02 tuần

          + Thời gian dự phòng, ôn thi, thi hết môn: 04 tuần

          + Thời gian nghỉ Tết: 02 tuần

STT Mã MH Tên môn học Số TC Thời gian đào tạo
Tổng số Trong đó
LT TH/TL /BT TT BV KT
1. MH 01 Giáo dục chính trị 4 75 41 29 0 5
2. MH 02 Pháp luật 2 30 18 10 0 2
3. MH 03 Giáo dục thể chất 2 60 5 51 0 4
4. MH 04 Giáo dục quốc phòng và an ninh 3 75 36 35 0 4
5. MH 06 Ngoại ngữ (Tiếng Anh) 3 60 21 36 0 3
6. MH 07 Lý sinh – Sinh học & DT 3 45 42 0 0 3
7. MH 08 Hóa sinh 1 15 15 0 0 0
Tổng 22 360 266 75 0 19

 1.2. Kỳ 2: Từ 03/03/2025 đến – 07/09/2025 (27 tuần)

          + Thời gian học LT, TH tại trường: 19 tuần

          + Thời gian thực tập cơ sở ngoài trường: 00 tuần

          + Thời gian dự phòng, ôn thi, thi hết môn: 04 tuần

          + Thời gian nghỉ hè: 04 tuần

STT Mã MH Tên môn học Số TC Thời gian đào tạo
Tổng số Trong đó
LT TH/TL /BT TT BV KT
1. MH 05 Tin học 3 75 15 58 0 2
2. MH 06 Ngoại ngữ (Tiếng Anh) 3 60 21 36 0 3
3. MH 09 Giải phẫu – Sinh lý 1 45 0 42 0 3
4. MH 10 Vi sinh – Ký sinh trùng 1 30 0 28 0 2
5. MH 11 Sinh lý bệnh – Miễn dịch 2 30 28 0 0 2
6. MH 12 Dược lý 2 30 28 0 0 2
7. MH 14 Điều dưỡng cơ bản 4 90 28 56 0 6
Tổng 14 375 77 278 0 20

1.3. Nghỉ hè: Từ 11/08/2023 đến 07/09/2023 (4 tuần)

2. Năm 2: 2025-2026 (từ 08/09/2025 đến 17/09/2026)

2.1. Kỳ 1: Từ 19/09/2025 đến 22/02/2026 (24 tuần)

          + Thời gian học LT, TH tại trường: 18 tuần

          + Thời gian thực tập cơ sở ngoài trường: 00 tuần

          + Thời gian dự phòng, ôn thi, thi hết môn: 04 tuần

          + Thời gian nghỉ Tết: 02 tuần

STT Mã MH Tên môn học Số TC Thời gian đào tạo
Tổng số Trong đó
LT TH/TL /BT TT BV KT
1. MH 13 Dịch tễ học và các bệnh truyền nhiễm 2 30 28 0 0 2
2. MH 15 Tâm lý y học – Y đức 2 30 28 0 0 2
3. MH 16 Dinh dưỡng – Tiết chế 2 45 15 28 0 2
4. MH 17 Truyền thông – GDSK 2 45 15 28 0 2
5. MH 18 Quản lý điều dưỡng 2 45 15 28 0 2
6. MH 19 Giao tiếp và Thực hành điều dưỡng 2 45 15 28 0 2
7. MH 20 Kiểm soát nhiễm khuẩn 2 45 15 28 0 2
8. MH 22 Chăm sóc sức khoẻ người lớn bệnh Nội khoa 3 45 42 0 0 3
Tổng 16 345 131 196 0 18

 2.2. Kỳ 2: Từ 23/03/2026 đến 23/08/2026 (26 tuần)

          + Thời gian học LT, TH tại trường: 18 tuần

          + Thời gian thực tập cơ sở ngoài trường; thực tập tốt nghiệp: 00 tuần

          + Thời gian dự phòng, ôn thi, thi hết môn: 04 tuần

          + Thời gian nghỉ hè: 04 tuần

STT Mã MH Tên môn học Số TC Thời gian đào tạo
Tổng số Trong đó
LT TH/TL /BT TT BV KT
1. MH 23 Chăm sóc sức khoẻ người bệnh cao tuổi 2 30 28 0 0 2
2. MH 24 Chăm sóc sức khoẻ người lớn bệnh Ngoại khoa 3 45 42 0 0 3
3. MH 25 Chăm sóc sức khoẻ trẻ em 2 30 28 0 0 2
4. MH 26 Chăm sóc sức khoẻ phụ nữ, bà mẹ và gia đình 2 30 28 0 0 2
5. MH 27 Chăm sóc người bệnh truyền nhiễm 3 45 42 0 0 3
6. MH 28 Chăm sóc người bệnh cấp cứu và chăm sóc tích cực 2 30 28 0 0 2
7. MH 33 Phục hồi chức năng 2 45 15 28 0 2
8. MH 34 Y học cổ truyền 2 45 15 28 0 2
9. Môn học tự chọn 2 30 28 0 0 2
Tổng 23 375 296 56 0 23

 2.3. Nghỉ hè: Từ 27/07/2026 đến 23/08/2026 (04 tuần)

 3. Năm 3: 2026-2027 (từ 24/08/2024 đến 08/08/2027)

3.1. Kỳ 1: Từ 24/08/2026 đến 08/08/2027 (25 tuần)

          + Thời gian học LT, TH tại trường: 00 tuần

          + Thời gian thực tập cơ sở ngoài trường: 19 tuần

          + Thời gian dự phòng, ôn thi, thi hết môn: 04 tuần

          + Thời gian nghỉ Tết: 02 tuần

STT Mã MH Tên môn học Số TC Thời gian đào tạo
Tổng số Trong đó
LT TH/TL /BT TT BV KT
1. MH 21 Thực tập BV: ĐDCB 2 90 0 0 86 4
2. MH 29 TTBV 1: CS Nội – CS Ngoại 4 180 0 0 176 4
3. MH 30 TTBV 2: CS Sản – CS Nhi 4 180 0 0 176 4
4. MH 31 TTBV 3: CSNCT –  CSCC & CSTC 2 90 0 0 86 4
Tổng 12 540 0 0 524 16

3.2. Kỳ 2: Từ 15/02/2027 đến 08/08/2027 (26 tuần)

          + Thời gian học LT, TH tại trường: 00 tuần

          + Thời gian thực tập cơ sở ngoài trường; thực tập tốt nghiệp: 18 tuần

          + Thời gian dự phòng, ôn thi, thi tốt nghiệp: 07 tuần

STT Mã MH Tên môn học Số TC Thời gian đào tạo
Tổng số Trong đó
LT TH/TL /BT TT BV KT
1. MH 32 TTBV 4: CSNB Truyền nhiễm – CSNB Tâm thần 2 90 0 0 86 4
2. MH 35 TTCĐ: CSSK cộng đồng 2 90 0 0 86 4
3. MH 36 Thực tập tốt nghiệp 8 360 0 0 350 10
Tổng 12 540 0 0 522 18

I. THÔNG TIN CHUNG

  1. Nghề đào tạo: Dược
  2. Mã nghề: 6720201
  3. Trình độ đào tạo: Cao đẳng
  4. Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương
  5. Khoá học: 2024 – 2027
  6. Thời gian khoá học: 3 năm (từ 09/2024 đến 08/2027)

II. LỊCH HỌC VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN

1. Năm 1: 2024-2025 (từ 23/09/2024 đến 08/09/2025)

1.1. Kỳ 1: Từ 25/09/2023 đến 07/09/2024 (23 tuần)

          + Thời gian học LT, TH tại trường: 15 tuần

          + Thời gian học quân sự: 02 tuần

          + Thời gian thực tập cơ sở ngoài trường: 00 tuần

          + Thời gian dự phòng, ôn thi, thi hết môn: 04 tuần

          + Thời gian nghỉ Tết: 02 tuần

STT Mã MH Tên môn học Số TC Thời gian đào tạo
Tổng số Trong đó
LT TH/TL /BT TTBV KT
1. MH 01 Chính trị 4 75 41 29 0 5
2. MH 02 Pháp luật 2 30 18 10 0 2
3. MH 03 Giáo dục thể chất 2 60 5 51 0 4
4. MH 04 Giáo dục Quốc phòng-An ninh 3 75 36 36 0 3
5. MH 06 Tiếng Anh 3 60 21 36 0 3
6. MH 08 Sinh học và di truyền 2 30 28 0 0 2
7. MH 09 Lý sinh 2 45 15 28 0 2
Tổng 18 375 164 190 0 21

1.2. Kỳ 2: Từ 03/03/2023 đến 07/09/2024 (27 tuần)

          + Thời gian học LT, TH tại trường: 19 tuần

          + Thời gian thực tập cơ sở ngoài trường: 00 tuần

          + Thời gian dự phòng, ôn thi, thi hết môn: 04 tuần

          + Thời gian nghỉ hè: 04 tuần

STT Mã MH Tên môn học Số TC Thời gian đào tạo
Tổng số Trong đó
LT TH/TL /BT TT BV KT
1. MH 05 Tin học 3 75 15 58 0 2
2. MH 06 Ngoại ngữ 2 3 60 21 36 0 3
3. MH 09 Hóa học đại cương vô cơ 2 45 15 28 0 2
4. MH 10 Hóa sinh 2 45 15 28 0 2
5. MH 11 Giải phẫu sinh lý 3 75 30 42 0 3
6. MH 12 Vi sinh – Ký sinh trùng 2 45 15 28 0 2
7. MH 13 Bệnh học cơ sở 3 45 42 0 0 3
8. MH 14 Hóa hữu cơ 3 60 28 28 0 4
Tổng 21 450 181 248 0 21

2. Năm 2: 2025-2026 (từ 01/09/2025 đến 22/02/2026)

2.1. Kỳ 1: Từ 08/09/2024 đến 02/03/2025 (24 tuần)

          + Thời gian học LT, TH tại trường: 18 tuần

          + Thời gian thực tập cơ sở ngoài trường: 00 tuần

          + Thời gian dự phòng, ôn thi, thi hết môn: 04 tuần

          + Thời gian nghỉ Tết: 02 tuần

STT Mã MH Tên môn học Số TC Thời gian đào tạo
Tổng số Trong đó
LT TH/TL /BT TT BV KT
1. MH 15 Hóa phân tích 2 60 15 42 0 3
2. MH 16 Y đức – tổ chức Y tế 2 30 28 0 0 2
3. MH 17 Thực vật dược 4 90 28 58 0 4
4. MH 18 Hóa dược I 4 92 28 58 0 4
5. MH 19 Hóa dược II 4 92 28 58 0 4
Tổng 16 364 127 216 0 17

2.2. Kỳ 2: Từ 23/03/2026 đến 23/08/2026 (26 tuần)

          + Thời gian học LT, TH tại trường: 18 tuần

          + Thời gian thực tập cơ sở ngoài trường: 00 tuần

          + Thời gian dự phòng, ôn thi, thi hết môn: 04 tuần

          + Thời gian nghỉ hè: 02 tuần

STT Mã MH Tên môn học Số TC Thời gian đào tạo
Tổng số Trong đó
LT TH/TL /BT TT BV KT
1. MH 20 Dược lý I 4 90 28 58 0 4
2. MH 21 Dược lý II 4 90 28 58 0 4
3. MH 22 Dược liệu 4 90 28 58 0 4
4. MH 23 Dược học cổ truyền 3 60 28 28 0 4
5. MH 24 Bào chế I 2 60 15 43 0 2
6. MH 25 Bào chế II 2 60 15 43 0 2
Tổng 19 450 142 288 0 20

3. Năm 3: 2026-2027 (từ 24/08/2027 đến 08/08/2027)

3.1. Kỳ 1: Từ 24/08/2024 đến 14/02/2027 (25 tuần)

          + Thời gian học LT, TH tại trường: 19 tuần

          + Thời gian thực tập cơ sở ngoài trường: 00 tuần

          + Thời gian dự phòng, ôn thi, thi hết môn: 04 tuần

          + Thời gian nghỉ Tết: 02 tuần

STT Mã MH Tên môn học Số TC Thời gian đào tạo
Tổng số Trong đó
LT TH/TL /BT TT BV KT
1. MH 26 Kiểm nghiệm thuốc và ĐC 4 90 28 58 0 4
2. MH 27 Đảm bảo chất lượng thuốc – Quản lý tồn trữ 3 75 28 44 0 3
3. MH 28 Tổ chức quản lý Dược – Quản trị kinh doanh 3 75 28 44 0 3
4. MH 29 Marketing Dược – Kỹ năng giao tiếp bán thuốc 3 75 28 44 0 3
5. MH 30 Pháp chế dược 2 30 28 0 0 2
6. MH 34 Dược lâm sàng 3 75 15 58 0 2
Tổng 18 420 155 248 0 17

3.2. Kỳ 2: Từ 15/02/2027 đến 08/08/2027 (25 tuần)

          + Thời gian học LT, TH tại trường: 00 tuần

          + Thời gian thực tập cơ sở ngoài trường; thực tập tốt nghiệp: 18 tuần

          + Thời gian dự phòng, ôn thi, thi hết môn: 04 tuần

          + Thời gian thi tốt nghiệp: 3 tuần

STT Mã MH Tên môn học Số TC Thời gian đào tạo
Tổng số Trong đó
LT TH/TL /BT TT BV KT
1. MH 31 Thực tập tốt nghiệp tại BV 4 160 0 0 156 4
2. MH 32 Thực tập tốt nghiệp tại công ty Dược 4 160 0 0 156 4
3. MH 33 Thực tập Tốt nghiệp tại nhà thuốc 4 160 0 0 156 4
Tổng 12 480 0 0 468 12

I. THÔNG TIN CHUNG

  1. Nghề đào tạo: Kỹ thuật Phục hồi chức năng
  2. Mã nghề: 6720603
  3. Trình độ đào tạo: Cao đẳng
  4. Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương
  5. Khoá học: 2024 – 2027
  6. Thời gian khoá học: 3 năm (từ 09/2024 đến 08/2027)

II. LỊCH HỌC VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN

1. Năm 1: 2024-2027 (từ 23/09/2024 đến 07/09/2025)

1.1. Kỳ 1: Từ 23/09/2024 đến 02/03/2024 (23 tuần)

          + Thời gian học LT, TH tại trường: 15 tuần

          + Thời gian thực tập cơ sở ngoài trường: 00 tuần

          + Thời gian dự phòng, ôn thi, thi hết môn: 04 tuần

          + Thời gian nghỉ Tết: 02 tuần

          + Thời gian học quân sự: 02 tuần

STT Mã MH Tên môn học Số TC Thời gian đào tạo
Tổng số Trong đó
LT TH/TL /BT TT BV KT
1. MH 01 Giáo dục chính trị 4 75 41 29 0 5
2. MH 02 Pháp luật 2 30 18 10 0 2
3. MH 03 Giáo dục thể chất 2 60 5 51 0 4
4. MH 04 Giáo dục quốc phòng – AN 3 75 36 35 0 4
5. MH 06 Tiếng Anh 3 60 21 36 0 3
6. MH 07 Sinh học và di truyền 2 30 28 0 0 2
7. MH 08 Hóa sinh 2 45 15 28 0 2
Tổng 18 375 164 189 0 22

1.2. Kỳ 2: Từ 03/03/2024 đến 07/09/2025 (27 tuần)

          + Thời gian học LT, TH tại trường: 19 tuần

          + Thời gian thực tập cơ sở ngoài trường: 00 tuần

          + Thời gian dự phòng, ôn thi, thi hết môn: 04 tuần

          + Thời gian nghỉ hè: 04 tuần

STT Mã MH Tên môn học Số TC Thời gian đào tạo
Tổng số Trong đó
LT TH/TL /BT TT BV KT
1. MH 05 Tin học 3 75 15 35 0 4
2. MH 06 Tiếng Anh 3 60 21 36 0 3
3. MH 09 Lý sinh 2 45 15 28 0 2
4. MH 10 Giải phẫu sinh lý 3 75 30 42 0 3
5. MH 11 Sinh lý bệnh miễn dịch 2 30 28 0 0 2
6. MH 12 Dược lý 2 30 28 0 0 2
7. MH 13 Điều dưỡng cơ bản cấp cứu ban đầu 2 45 15 28 0 2
Tổng 17 360 152 169 0 18

1.3. Nghỉ hè: Từ 11/08/2025 đến 07/09/2025 (4 tuần)

2. Năm 2: 2025-2026 (từ 08/09/2025 đến 23/08/2026)

2.1. Kỳ 1: Từ 08/09/2025 đến 22/02/2026 (24 tuần)

          + Thời gian học LT, TH tại trường: 18 tuần

          + Thời gian thực tập cơ sở ngoài trường: 00 tuần

          + Thời gian dự phòng, ôn thi, thi hết môn: 04 tuần

          + Thời gian nghỉ Tết: 02 tuần

STT Mã MH Tên môn học Số TC Thời gian đào tạo
Tổng số Trong đó
LT TH/TL /BT TT BV KT
1. MH 14 Bệnh học cơ sở 3 45 42 0 0 3
2. MH 15 Y đức – Tổ chức y tế 2 30 28 0 0 2
3. MH 16 Truyền thông – Giáo dục sức khỏe 2 45 15 28 0 2
4. MH 17 Vi sinh – Ký sinh trùng 2 45 15 28 0 2
5. MH 18 Y học cổ truyền và dưỡng sinh 3 75 30 42 0 3
6. MH 19 Giải phẫu chức năng hệ vận động và thần kinh 2 45 15 28 0 2
7. MH 20 Ngôn ngữ trị liệu 2 45 15 28 0 2
8. MH 21 Xoa bóp trị liệu 2 45 15 28 0 2
Tổng 18 375 175 182 0 18

 2.2. Kỳ 2: Từ 23/03/2026 đến 23/08/2026 (26 tuần)

          + Thời gian học LT, TH tại trường: 18 tuần

          + Thời gian thực tập cơ sở ngoài trường; thực tập tốt nghiệp: 00 tuần

          + Thời gian dự phòng, ôn thi, thi hết môn: 04 tuần

          + Thời gian nghỉ hè: 04 tuần

STT Mã MH Tên môn học Số TC Thời gian đào tạo
Tổng số Trong đó
LT TH/TL /BT TT BV KT
1. MH 22 Thử cơ và đo tầm hoạt động 2 60 15 43 0 2
2. MH 23 Vật lý trị liệu 2 45 15 28 0 2
3. MH 24 Vận động trị liệu I 3 75 30 42 0 3
4. MH 26 Bệnh lý và PHCN hệ thần kinh – cơ I 4 90 30 56 0 4
5. MH 28 Bệnh lý và PHCN hệ cơ – xương I 4 90 30 56 0 4
6. MH 30 Bệnh lý và PHCN hệ Tim mạch – Hô hấp I 2 45 15 28 0 2
7. Môn học tự chọn 2 30 28 0 0 2
Tổng 19 435 163 253 0 19

 2.3. Nghỉ hè: Từ 27/07/2025 đến 23/09/2025 (04 tuần)

3. Năm 3: 2026-2027 (từ 24/08/2026 đến 08/08/2027)

3.1. Kỳ 1: Từ 24/08/2025 đến 14/02/2026 (25 tuần)

          + Thời gian học LT, TH tại trường: 00 tuần

          + Thời gian thực tập cơ sở ngoài trường: 19 tuần

          + Thời gian dự phòng, ôn thi, thi hết môn: 04 tuần

          + Thời gian nghỉ Tết: 02 tuần

STT Mã MH Tên môn học Số TC Thời gian đào tạo
Tổng số Trong đó
LT TH/TL /BT TT BV KT
1. MH 13 Điều dưỡng cơ bản – Cấp cứu ban đầu 2 80 0 0 78 2
2. MH 21 Xoa bóp trị liệu 2 80 0 0 78 2
3. MH 25 Vận động trị liệu II (Thực tập BV) 2 90 0 0 88 2
4. MH 27 Bệnh lý và PHCN hệ thần kinh – cơ II (Thực tập BV) 2 90 0 0 88 2
5. MH 29 Bệnh lý và PHCN hệ cơ – xương II (Thực tập BV) 2 90 0 0 88 2
6. MH 31 Bệnh lý và PHCN hệ Tim mạch – Hô hấp II (Thực tập BV) 2 90 0 0 88 2
Tổng 12 520 0 0 508 12

3.2. Kỳ 2: Từ 15/02/2027 đến 08/08/2027 (25 tuần)

          + Thời gian học LT, TH tại trường: 02 tuần

          + Thời gian thực tập cơ sở ngoài trường; thực tập tốt nghiệp: 18 tuần

          + Thời gian dự phòng, ôn thi, thi tốt nghiệp: 07 tuần

STT Mã MH Tên môn học Số TC Thời gian đào tạo
Tổng số Trong đó
LT TH/TL /BT TT BV KT
1. MH 32 Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng 4 125 15 28 78 4
2. MH 33 Thực tập tốt nghiệp 8 360 0 0 354 6
Tổng 12 485 15 28 432 10

I. THÔNG TIN CHUNG

  1. Nghề đào tạo: Y sỹ đa khoa
  2. Mã nghề: 6720101
  3. Trình độ đào tạo: Cao đẳng
  4. Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương
  5. Khoá học: 2024 – 2027
  6. Thời gian khoá học: 3 năm (từ 09/2024 đến 08/2027)

II. LỊCH HỌC VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN

1. Năm 1: 2024-2025 (từ 23/09/2024 đến 08/09/2025)

1.1. Kỳ 1: Từ 23/09/2024 đến 02/02/2025 (23 tuần)

          + Thời gian học LT, TH tại trường: 15 tuần

          + Thời gian học quân sự: 02 tuần

          + Thời gian thực tập cơ sở ngoài trường: 00 tuần

          + Thời gian dự phòng, ôn thi, thi hết môn: 04 tuần

          + Thời gian nghỉ Tết: 02 tuần

STT Mã MH Tên môn học Số TC Thời gian đào tạo
Tổng số Trong đó
LT TH/TL /BT TTBV KT
1. MH 01 Giáo dục chính trị 4 75 41 29 0 5
2. MH 02 Pháp luật 2 30 18 10 0 2
3. MH 03 Giáo dục thể chất 2 60 5 51 0 4
4. MH 04 Giáo dục quốc phòng – AN 3 75 36 35 0 4
5. MH 05 Tin học 3 75 15 58 0 2
6. MH 06 Tiếng Anh 2 60 21 36 0 3
Tổng 19 435 157 255 0 23

1.2. Kỳ 2: Từ 03/03/2023 đến 07/09/2024 (27 tuần)

          + Thời gian học LT, TH tại trường: 19 tuần

          + Thời gian thực tập cơ sở ngoài trường: 00 tuần

          + Thời gian dự phòng, ôn thi, thi hết môn: 04 tuần

          + Thời gian nghỉ hè: 04 tuần

STT Mã MH Tên môn học Số TC Thời gian đào tạo
Tổng số Trong đó
LT TH/TL /BT TT BV KT
1. MH 06 Tiếng Anh 3 60 21 36 0 3
2. MĐ 01 Tiếng Anh chuyên ngành 2 45 15 28 0 2
3. MĐ 02 Từ phân tử đến tế bào (Sinh học, hóa học, vật lý, hóa sinh) 3 60 30 25 0 5
4. MĐ 03 Từ tế bào đến các hệ cơ quan (Mô phôi, giải phẫu, sinh lý, lý sinh) 2 30 28 0 0 2
5. MĐ 04 Sự hình thành bệnh tật vả quá trình phục hồi (Vi sinh – Ký sinh trùng, sinh lý bệnh, dược, sinh dưỡng) 3 60 30 25 0 5
6. MĐ 05 Kỹ thuật điều dưỡng 2 45 15 28 0 2
7. MĐ 06 Thực hành lâm sàng kỹ thuật điều dưỡng 2 60 0 55 0 5
Tổng 17 360 139 197 0 24

2. Năm 2: 2025-2026 (từ 01/09/2025 đến 23/08/2026)

2.1. Kỳ 1: Từ 08/09/2024 đến 23/02/2025 (24 tuần)

          + Thời gian học LT, TH tại trường: 18 tuần

          + Thời gian thực tập cơ sở ngoài trường: 00 tuần

          + Thời gian dự phòng, ôn thi, thi hết môn: 04 tuần

          + Thời gian nghỉ Tết: 02 tuần

STT Mã MH Tên môn học Số TC Thời gian đào tạo
Tổng số Trong đó
LT TH/TL /BT TT BV KT
1. MĐ 07 Tâm lý người bệnh – Y Đức 2 30 28 0 0 2
2. MĐ 08 Giao tiếp – Giáo dục sức khỏe trong thực hành y khoa 2 45 15 28 0 2
3. MĐ 09 Môi trường và sức khỏe 2 30 28 0 0 2
4. MĐ 10 Bệnh học người lớn 1 3 60 30 25 0 5
5. MĐ 11 Bệnh học người lớn 2 3 60 30 25 0 5
6. MĐ 12 Bệnh học người lớn 3 4 75 45 25 0 5
7. MĐ 16 Ung thư 2 30 28 0 0 2
Tổng 18 330 204 103 0 23

2.2. Kỳ 2: Từ 23/03/2026 đến 23/08/2026 (26 tuần)

          + Thời gian học LT, TH tại trường: 18 tuần

          + Thời gian thực tập cơ sở ngoài trường: 00 tuần

          + Thời gian dự phòng, ôn thi, thi hết môn: 04 tuần

          + Thời gian nghỉ hè: 02 tuần

STT Mã MH Tên môn học Số TC Thời gian đào tạo
Tổng số Trong đó
LT TH/TL /BT TT BV KT
1. MĐ 17 Sản 3 60 30 25 0 5
2. MĐ 19 Tổ chức quản lý y tế 2 30 28 0 0 2
3. MĐ 20 Thống kê y học – Nghiên cứu khoa học 2 45 15 28 0 2
4. MĐ 21 Nhi 2 45 15 28 0 2
5. MĐ 23 Cấp cứu – Cấp cứu ngoại việt 2 45 15 28 0 2
6. MĐ 24 Lâm sàng cấp cứu, Cấp cứu ngoại viện 2 60 0 55 0 5
7. MĐ 25 Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng 2 30 28 0 0 2
8. MĐ 26 Lâm sàng Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng 2 60 0 55 0 5
Tổng 17 375 131 219 0 25

3. Năm 3: 2026-2027 (từ 24/08/2027 đến 08/08/2027)

3.1. Kỳ 1: Từ 24/08/2024 đến 14/02/2027 (25 tuần)

          + Thời gian học LT, TH tại trường: 19 tuần

          + Thời gian thực tập cơ sở ngoài trường: 00 tuần

          + Thời gian dự phòng, ôn thi, thi hết môn: 04 tuần

          + Thời gian nghỉ Tết: 02 tuần

STT Mã MH Tên môn học Số TC Thời gian đào tạo
Tổng số Trong đó
LT TH/TL /BT TT BV KT
1. MĐ 27 Bệnh chuyên khoa 4 60 55 0 0 5
2. MĐ 28 Lâm sàng bệnh chuyên khoa 4 60 55 0 0 5
3. MĐ 29 Y học gia đình 2 30 28 0 0 2
4. MĐ 30 Y tế cộng đồng 2 30 28 0 0 2
5. MĐ 33 Lâm sàng Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng 2 60 0 55 0 5
6. MĐ 34 Bệnh chuyên khoa nâng cao 3 45 43 0 0 2
Tổng 17 385 209 55 0 21

3.2. Kỳ 2: Từ 15/02/2027 đến 08/08/2027 (25 tuần)

          + Thời gian học LT, TH tại trường: 00 tuần

          + Thời gian thực tập cơ sở ngoài trường; thực tập tốt nghiệp: 18 tuần

          + Thời gian dự phòng, ôn thi, thi hết môn: 04 tuần

          + Thời gian thi tốt nghiệp: 3 tuần

STT Mã MH Tên môn học Số TC Thời gian đào tạo
Tổng số Trong đó
LT TH/TL /BT TT BV KT
1. MĐ 06 Thực hành lâm sàng kỹ thuật điều dưỡng 2 60 0 0 55 5
2. MĐ 13 Thực hành lâm sàng Bệnh học người lớn 1 3 90 0 0 85 5
3. MĐ 14 Thực hành lâm sàng Bệnh học người lớn 2 3 90 0 0 85 5
4. MĐ 15 Thực hành lâm sàng Bệnh học người lớn 3 3 90 0 0 85 5
5. MĐ 18 Thực hành lâm sàng sản 2 60 0 0 55 5
6. MĐ 22 Thực hành lâm sàng nhi 2 60 0 0 55 5
7. MĐ 31 Thực tập tốt nghiệp 8 360 0 0 355 5
Tổng 23 810 0 0 775 35

I. THÔNG TIN CHUNG

  1. Nghề đào tạo: Y sỹ Y học cổ truyền
  2. Mã nghề: 5720102
  3. Trình độ đào tạo: Trung cấp
  4. Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương
  5. Khoá học: 2024 – 2026
  6. Thời gian khoá học: 2 năm  (từ 9/2023 đến 08/2026)

II. LỊCH HỌC VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN

1. Năm 1: 2024-2025 (từ 23/09/20224 đến 07/09/2025)

1.1. Kỳ 1: Từ 23/09/2024 đến 02/02/2025 (23 tuần)

          + Thời gian học LT, TH tại trường: 15 tuần

          + Thời gian thực tập cơ sở ngoài trường: 00 tuần

          + Thời gian dự phòng, ôn thi, thi hết môn: 04 tuần

          + Thời gian nghỉ Tết: 02 tuần

          + Thời gian học quân sự: 02 tuần

STT Mã MH Tên môn học Số TC Thời gian đào tạo
Tổng số Trong đó
LT TH/TL /BT TT BV KT
1. MH 01 Giáo dục chính trị 2 30 15 13 0 2
2. MH 02 Pháp luật 1 15 9 5 0 1
3. MH 03 Giáo dục thể chất 1 30 4 24 0 2
4. MH 04 Giáo dục quốc phòng – AN 3 75 36 35 0 4
5. MH 06 Ngoại ngữ 4 90 30 56 0 4
6. MH 07 Giải phẫu – Sinh lý 3 75 15 36 0 4
7. MH 08 Vi sinh – Ký sinh trùng 2 30 28 0 0 2
Tổng 16 345 137 169 0 19

 1.2. Kỳ 2: Từ 20/03/2023 đến 24/09/2023 (27 tuần)

          + Thời gian học LT, TH tại trường: 19 tuần

          + Thời gian học quân sự: 02 tuần

          + Thời gian thực tập cơ sở ngoài trường: 00 tuần

          + Thời gian dự phòng, ôn thi, thi hết môn: 04 tuần

          + Thời gian nghỉ hè: 04 tuần

STT Mã MH Tên môn học Số TC Thời gian đào tạo
Tổng số Trong đó
LT TH/TL /BT TT BV KT
1. MH 05 Tin học 2 45 15 29 0 1
2. MH 09 Dược lý 2 30 28 0 0 2
3. MH 10 Điều dưỡng cơ bản – Cấp cứu ban đầu 3 60 28 0 0 2
4. MH 11 Tâm lý y học – Y đức 2 30 28 28 0 2
5. MH 12 Truyền thông GDSK 2 30 28 0 0 2
6. MH 13 Lý luận cơ bản YHCT 3 45 42 0 0 3
7. MH 14 Châm cứu – Xoa bóp – Bấm huyệt 2 60 0 56 0 4
8. MH 15 Đông dược thừa kế 3 60 28 28 0 4
Tổng 19 360 197 141 0 20

1.3. Nghỉ hè: Từ 12/08/2024 đến 08/09/2024 (4 tuần)

2. Năm 2: 2025-2026 (từ 08/09/2025 đến 23/08/2026)

2.1. Kỳ 1: Từ 08/09/2025 đến 22/02/2026 (24 tuần)

          + Thời gian học LT, TH tại trường: 08 tuần

          + Thời gian thực tập cơ sở ngoài trường: 10 tuần

          + Thời gian dự phòng, ôn thi, thi hết môn: 04 tuần

          + Thời gian nghỉ Tết: 02 tuần

STT Mã MH Tên môn học Số TC Thời gian đào tạo
Tổng số Trong đó
LT TH/TL /BT TT BV KT
1. MH 16 Bào chế dược liệu 3 75 15 56 0 4
2. MH 17 Bài thuốc YHCT 3 60 28 28 0 4
3. MH 18 Bệnh học YHHĐ & Bệnh học YHCT 3 45 42 0 0 3
4. MH 23 Môn học tự chọn 2 45 15 28 0 2
5. MH 19 Thực hành BV: Bệnh học YHHĐ -YHCT 4 180 0 0 176 4
Tổng 12 330 85 56 176 13

2.2. Kỳ 2: Từ 23/03/2026 đến 23/08/2026 (26 tuần)

          + Thời gian học LT, TH tại trường: 00 tuần

          + Thời gian thực tập cơ sở ngoài trường; thực tập tốt nghiệp: 18 tuần

          + Thời gian dự phòng, ôn thi, thi tốt nghiệp: 07 tuần

STT Mã MH Tên môn học Số TC Thời gian đào tạo
Tổng số Trong đó
LT TH/TL /BT TT BV KT
1. MH 20 Thực hành BV:  CC – Xoa bóp – Bấm huyệt 4 180 0 0 176 4
2. MH 21 Thực hành cơ sở 2 90 0 0 86 4
3. MH 22 Thực tập tốt nghiệp 6 270 0 0 260 10
Tổng 12 540 0 0 522 18

I. Chỉ tiêu tuyển sinh, ngành, nghề, trình độ đào tạo; điều kiện bảo đảm tổ chức hoạt động; công khai văn bằng, chứng chỉ cấp; báo cáo tài chính.

Chi tiêu tuyển sinh của trường được cấp theo giấy chứng nhận hoạt động giáo dục nghề nghiệp số: 17/2019/GCNĐKBS-TCGNĐ ngày 19/3/219; GCN số 17a/2019/GCNĐKBS-TCGNĐ ngày 02/4/2019; GCN số 17b/2019/GCNĐKHĐ-TCGDNN ngày 25/7/2019; GCN Số 36/2020/GCNĐKHĐ-TCGDNN ngày 20/3/2020; GCN số 36a/2020/GCNĐKBS-TCGNĐ ngày 28/01/2021; GCN 54a/2021/GCNĐKBS-TCGDNN ngày 21/8/2023; GCN 54b/2021/GCNĐKBS-TCGDNN ngày 08/9/2023; GCN 54c/2021/GCNĐKBS-TCGDNN ngày 18/12/2023,  Chỉ tiêu cụ thể hàng năm như sau:

Trụ sở chính:

STT Ngành, nghề Mã ngành, nghề Quy mô tuyển sinh/năm Trình độ đào tạo
1 Chăm sóc người già 50 Sơ cấp
2 Dược 6720201 90 Cao đẳng
3 Điều dưỡng 6720301 90 Cao đẳng
4 Y học cổ truyền 5720102 80 Trung cấp

Cơ sở 1:

STT Ngành, nghề Mã ngành, nghề Quy mô tuyển sinh/năm Trình độ đào tạo
1 Dược 6720201 30 Cao đẳng
2 Điều dưỡng 6720301 30 Cao đẳng
3 Chăm sóc da 50 Sơ cấp

Cơ sở 2

STT Ngành, nghề Mã ngành, nghề Quy mô tuyển sinh/năm Trình độ đào tạo
1 Dược 6720201 60 Cao đẳng
2 Điều dưỡng 6720301 60 Cao đẳng
3 Kỹ thuật phục hồi chức năng 6720603 60 Cao đẳng
4 Y sỹ đa khoa 6720101 35 Cao đẳng
5 Y học cổ truyền 5720102 60 Trung cấp

 II. Kế hoạch tổ chức tuyển sinh

a) Kế hoạch tuyển sinh

Trường cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch xây dựng và thay đổi thường xuyên hàng năm tùy thuộc vào tình hình thực tế và thời gian các năm khác nhau. Các kế hoạch tuyển sinh đều được ban hành và thực hiện theo đúng quy định pháp luật của nhà nước và chính phủ.

– Biên bản số 19/2025/KH-YKPNT ngày 5/6/2025 Kế hoạch tuyển sinh năm 2025

b) Số lượng sinh viên trúng tuyển năm 2024

Năm Dược Điều dưỡng PHCN YSĐK YHCT Tổng
2024 66 66 66 40 66 304

c) Công nhận tốt nghiệp kèm theo danh sách người học được cấp văn bằng, chứng chỉ:

– QĐ số 17/QĐ-YKPNT ngày 16/07/2024 Quyết định về việc công nhận danh sách học sinh, sinh viên tốt nghiệp các ngành hệ cao đẳng chính quy niên khóa 2021 – 2024 và Trung cấp chính quy niên khóa 2022 – 2024 Đợt 1

– QĐ số 20/QĐ-YKPNT ngày 03/08/2024 Quyết định về việc công nhận danh sách sinh viên tốt nghiệp Hệ Cao đẳng chính quy – Niên khóa 2021 – 2024 Đợt 2

– QĐ số 27/QĐ-YKPNT ngày 20/08/2024 Quyết định về việc công nhận danh sách học sinh, sinh viên tốt nghiệp hệ cao đẳng chính quy niên khóa 2021 – 2024 và Hệ Trung cấp chính quy niên khóa 2022 – 2024 Đợt 3

d) Hệ thống văn bằng, chứng chỉ của trường; danh sách người học được cấp văn bằng, chứng chỉ hàng năm;

a) Hệ thống văn bằng, chứng chỉ của trường

Được sự kiểm tra, giám sát thống nhất và phê duyệt của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Hưng Yên, Công an tỉnh Hưng Yên trường cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã ban hành các quyết định về việc phê duyệt mẫu phôi bằng tốt nghiệp cụ thể các quyết định như sau:

– QĐ số 12/QĐ-YKPNT ngày 11/05/2020 Quyết định về việc phê duyệt mẫu phôi bằng tốt nghiệp cao đẳng.;

– QĐ số 13/QĐ-YKPNT ngày 11/05/2020 Quyết định về việc phê duyệt mẫu phôi bản sao bằng tốt nghiệp cao đẳng

– QĐ số 14/QĐ-YKPNT ngày 11/05/2020 Quyết định về việc phê duyệt mẫu phôi bằng tốt ngiệp trung cấp

– QĐ số 15/QĐ-YKPNT ngày 11/05/2020 Quyết định về việc phê duyệt mẫu phôi bản sao bằng tốt nghiệp trung cấp

– QĐ số 16/QĐ-YKPNT ngày 11/05/2020 Quyết định về việc phê duyệt mẫu phôi chứng chỉ sơ cấp.

– QĐ số 17/QĐ-YKPNT ngày11/05/2020 Quyết định về việc phê duyệt mẫu phôi bản sao chứng chỉ sơ cấp

– QĐ số 49/QĐ-YKPNT ngày 1/1/2022 Quyết định về việc ban hành quy định về in, quản lý và cấp phát văn bằng của Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch.

– QĐ số 01/QĐ-YKPNT ngày 05/01/2022 Quyết định về việc phê duyệt mẫu Phôi bằng tốt nghiệp Cao đẳng, Trung cấp

e) Kết quả kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp và các biện pháp kiểm tra, giám sát chất lượng đào tạo.

– Các báo cáo hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục nghề nghiệp hàng năm đều được nhà trường kiểm tra, rà soát và tổng hợp báo cáo gửi định kỳ về Sở Lao động Thương binh và Xã hội. Cụ thể:

+ Báo cáo số 54/BC-YKPNT ngày 15/12/2022 về việc báo cáo hệ thống bảo đảm chất lượng năm 2022. Báo cáo số 55/BC-YKPNT ngày 15/12/2022 về việc báo cáo tự đánh giá chất lượng năm 2022.

+ Báo cáo số 59/BC-YKPNT ngày 15/12/2023 về việc báo cáo hệ thống bảo đảm chất lượng năm 2023. Báo cáo số 57/BC-YKPNT ngày 15/12/2023 về việc báo cáo tự đánh giá chất lượng năm 2023.

1. Tình hình tài chính của cơ sở giáo dục trong năm tài chính trước liền kề thời điểm báo cáo theo quy định pháp luật, trong đó có cơ cấu các khoản thu, chi hoạt động như sau:

a) Các khoản thu phân theo: Nguồn kinh phí (ngân sách nhà nước, hỗ trợ của nhà đầu tư; học phí, lệ phí và các khoản thu khác từ người học; kinh phí tài trợ và hợp đồng với bên ngoài; nguồn thu khác) và loại hoạt động (giáo dục và đào tạo; khoa học và công nghệ; hoạt động khác);

– Nguồn thu từ hoạt động giáo dục và đào tạo năm 2024:

+ Thu từ học phí hệ cao đẳng : 16.729.475.000đ

+ Thu từ hoạt động tài chính ( Lãi tiền gửi NH): 239.925đ

b) Các khoản chi phân theo: Chi tiền lương và thu nhập (lương, phụ cấp, lương tăng thêm và các khoản chi khác có tính chất như lương cho giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý, nhân viên,…); chi cơ sở vật chất và dịch vụ (chi mua sắm, duy tu sửa chữa, bảo dưỡng và vận hành cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuê mướn các dịch vụ phục vụ trực tiếp cho hoạt động giáo dục, đào tạo, nghiên cứu, phát triển đội ngũ,…); chi hỗ trợ người học (học bổng, trợ cấp, hỗ trợ sinh hoạt, hoạt động phong trào, thi đua, khen thưởng,…); chi khác.

– Các khoản chi tiền lương cho CBCNV ; giảng viên  năm 2024:

+ Các khoản chi lương, trích nộp BHXH cho giảng viên cơ hữu:  1.245.946.306đ

+ Các khoản chi lương cho CBCNV, trích nộp BHXH cho CBCNV: 2.590.849.755đ

+ Chi cho giảng viên có hợp đồng thỉnh giảng năm 2024: 2.974.940.500đ

  • Chi cơ sở vật chất và dịch vụ:

+ Chi mua sắm công cụ dụng cụ: 1.799.931.114đ

+ Chi mua đồ dùng văn phòng: 32.806.970đ

+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: 176.308.510đ

+ Chí khác cho hoạt động giáo dục( Thuê nhà, tiền điện nước, tiền mua hoá chất, thuốc, dụng cụ học thực hành, chi phí sinh viên thực hành tại bệnh viện, các vật dụng trang bị đào tạo):  5.449.245.031đ

2. Các khoản thu và mức thu đối với người học, bao gồm: học phí, lệ phí, tất cả các khoản thu và mức thu ngoài học phí, lệ phí (nếu có) trong năm học và dự kiến cho từng năm học tiếp theo của cấp học hoặc khóa học của cơ sở giáo dục trước khi tuyển sinh, dự tuyển.

– Mức thu học phí, lệ phí năm 2024

+ Học phí: 1.200.000 đ/ 1 tháng

+ Lệ phí: 450.000 đ

-Dự kiến mức thu cho năm học mới 2025-2026:

+ Học phí: 1.600.000 đ

+ Lệ phí: 450.000 đ

3. Chính sách và kết quả thực hiện chính sách hằng năm về trợ cấp và miễn, giảm học phí, học bổng đối với người học.

– Chính sách miễn học phí 100% kỳ 1 đối với sinh viên nhập học trước 31/08/2024

4. Số dư các quỹ theo quy định, kể cả quỹ đặc thù (nếu có).

Số dư quỹ cuối năm 2024 mang sang đầu năm 2025 : 2.637.910.006đ

5/5 - (1 bình chọn)
0/5 (0 Reviews)
tin cùng chuyên mục
Thông báo lịch nghỉ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch thông báo lịch nghỉ Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán năm 2025 đối với sinh viên. Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch trao bằng TN sinh viên K13 Lễ trao bằng tốt nghiệp cho các sinh viên niên khóa 2021 – 2024 Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch diễn thành công và đầy ý nghĩa. Kỳ học quân sự sinh viên K15 Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch Giáo dục Quốc phòng & An ninh là một trong những môn học bắt buộc mà bất kỳ sinh viên nào cũng phải hoàn thành trước khi tốt nghiệp Đại học TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG GIẢNG VIÊN NĂM 2024 Căn cứ vào tình hình thực tế, Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch thông báo tuyển dụng giảng viên, cán bộ năm 2024 như sau: SÔI NỔI “NGÀY HỘI THỂ THAO SINH VIÊN” CHÀO MỪNG 26/3/2024 Ngày 26/3 tại Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã diễn ra hoạt động “Ngày hội thể thao sinh viên” thu hút đông đảo các lớp/khoa, giảng viên và cán bộ nhân viên tại trường hưởng ứng nhiệt tình. Team Building: Bùng nổ “Bản lĩnh sinh viên 2023 – Together we win” Để chào mừng 92 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/03/1931 - 26/03/2023 Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã tổ chức chương trình Team Building chủ đề "Bản lĩnh sinh viên 2023 - Together we win". Thông báo kế hoạch tổ chức “Giải bóng đá sinh viên nam lần thứ 2/2024” Nhằm kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/03/1931 – 26/03/2024, Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch cùng ban chấp hành (BCH) Đoàn Trường phát động tổ chức “Giải bóng đá Nam sinh viên Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch lần […]

Đang gửi thông tin đăng ký vui lòng đợi trong giây lát