Chương trình tư vấn hướng nghiệp THPT tổng quan chi tiết nhất

Chương trình tư vấn hướng nghiệp THPT tổng quan chi tiết nhất

11/04/2024

Người đăng : Nguyễn Bá Trung

Chương trình tư vấn hướng nghiệp là hoạt động ý nghĩa giúp các em có cái nhìn cụ thể hơn về công việc, ngành nghề và trường học trong tương lai. Đây là cầu nối để học sinh tiếp cận với những người có kinh nghiệm về thị trường lao động, lĩnh vực đang quan tâm, từ đó có thêm căn cứ khách quan trong việc chọn được hướng đi phù hợp. Song, để hoạt động diễn ra thành công, mang lại hiệu quả thiết thực cho các bên tham gia đòi hỏi khâu tổ chức có sự đầu tư với một kế hoạch chương trình chuyên nghiệp, bài bản.

Mục đích chương trình tư vấn hướng nghiệp

Luật Giáo dục Việt Nam 2019 đã quy định: Hướng nghiệp giáo dục là hệ thống biện pháp được tiến hành trong và ngoài cơ sở giáo dục nhằm giúp học sinh có kiến thức nghề nghiệp, có khả năng lựa chọn nghề nghiệp trên cơ sở nguyện vọng, sở trường của cá nhân với nhu cầu thị trường lao động của xã hội. 

Hướng nghiệp là hoạt động giúp học sinh lựa chọn nghề nghiệp theo nguyện vọng, sở trường và nhu cầu thị trường lao động

Hướng nghiệp là hoạt động giúp học sinh lựa chọn nghề nghiệp theo nguyện vọng, sở trường và nhu cầu thị trường lao động

Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018 cũng xác định: Giáo dục hướng nghiệp gồm toàn bộ hoạt động của nhà trường phối hợp với gia đình, xã hội nhằm trang bị kiến thức, hình thành năng lực định hướng nghề nghiệp cho học sinh, từ đó giúp các em lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với tính cách, năng lực, sở thích và giá trị của bản thân; phù hợp với điều kiện gia đình và nhu cầu của xã hội. Giáo dục hướng nghiệp là hoạt động có ý nghĩa quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện và phân luồng học sinh sau THCS và THPT.

Như vậy, mục đích của công tác tư vấn nghề nghiệp có thể tổng kết như sau:

  • Giúp người học tự nhận thức về sở thích, sở trường, khả năng và nguyện vọng nghề nghiệp của bản thân; có hiểu biết và kiến thức về nghề nghiệp, thị trường việc làm trong xã hội; xu hướng ngành nghề, việc làm trong tương lai để có quyết định ngành nghề phù hợp.
  • Nâng cao nhận thức cho học sinh về đạo đức nghề nghiệp, thái độ nghề nghiệp, chủ động xây dựng kế hoạch học tập và phát triển năng lực nghề.
  • Góp phần chuyển biến mạnh mẽ cho công tác phân luồng học sinh vào học các trình độ giáo dục đào tạo nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước và địa phương.

Qua đó có thể thấy, mục đích chính của chương trình tư vấn hướng nghiệp chính là giúp học sinh/sinh viên chọn được ngành nghề phù hợp với bản thân. Do đó, công tác hướng nghiệp phải có sự tham gia, phối hợp chặt chẽ của các bên liên quan. 

Những thành phần tham gia chương trình tư vấn hướng nghiệp?

Tham gia chương trình tư vấn hướng nghiệp gồm nhiều đối tượng, và tùy vào nội dung, mục đích chương trình sẽ có các thành phần tham gia khác nhau, cụ thể:

  • Học sinh lớp 8, lớp 9: Đây là độ tuổi nên được định hướng nghề nghiệp để các em biết bản thân cần chú trọng học môn nào, rèn luyện kỹ năng nào khi lên cấp THPT không bỡ ngỡ, vội vàng trong hướng nghiệp.
  • Học sinh cấp THPT: THPT là cấp học cuối của chương trình giáo dục phổ thông quốc gia, các em đã nhận thức được tầm quan trọng của hướng nghiệp trong chọn công việc tương lai. Đây là giai đoạn phải có sự hỗ trợ từ các chuyên gia, thầy cô, gia đình trong chọn ngành, chọn trường để các em có kế hoạch học tập đúng hướng và hiệu quả.
  • Sinh viên: Sinh viên là những đối tượng đã và đang học một hoặc một số chuyên ngành nhất định nhưng cần được tư vấn hướng nghiệp. Bởi thực tế hiện nay nhiều bạn ra trường thất nghiệp, làm trái ngành hoặc không còn hứng thú với công việc mình đang học hoặc đang làm.
  • Người muốn định hướng lại nghề nghiệp: Là những người thấy không phù hợp với công việc hiện tại, muốn rẽ sang hướng khác.
  • Các chuyên gia, chuyên viên, thầy cô tại các trung tâm, trường Cao đẳng – Đại học tư vấn: Đây là những người có kinh nghiệm chuyên môn dày dặn, am hiểu thị trường lao động hoặc là chuyên gia trong một số ngành nghề/lĩnh vực nhất định. Họ là người có cái nhìn bao quát, khách quan giúp người cần tư vấn có hướng đi hợp lý.

Ngoài ra, chương trình còn có sự tham gia của ban lãnh đạo trường THCS, THPT, các bậc phụ huynh,… 

Để chương trình diễn ra thuận lợi, đạt hiệu quả cao bên cạnh sự tham gia, hưởng ứng đông đảo từ phía học sinh và người tư vấn, điều quan trọng hàng đầu bạn cần quan tâm là phải có kế hoạch tổ chức bài bản.

Hướng dẫn lên kế hoạch chương trình tư vấn hướng nghiệp

Một chương trình tư vấn hướng nghiệp hoàn chỉnh và chuyên nghiệp không thể thiếu một trong các yếu tố sau:

Mục đích – yêu cầu

Trong phần này, đơn vị tổ chức chương trình hướng nghiệp liệt kê những mục đích chính hoạt động cần đạt được sau khi kết thúc chương trình. Tất cả trình bày rõ ràng, dễ hiểu và phù hợp. Mục đích hướng nghiệp sẽ thay đổi theo đối tượng hướng nghiệp.

Hình thức – địa điểm tổ chức

Hiện nay có 2 hình thức tổ chức tư vấn hướng nghiệp chính là online hoặc offline. Trong đó, online tiến hành trên các nền tảng mạng xã hội như facebook, youtube, website,… Offline thường tổ chức tại các trường THCS, THPT, Cao đẳng, Đại học hoặc trung tâm tổ chức hội nghị,… Cùng với đó, bạn nên có phương án dự phòng một số địa điểm theo thứ tự ưu tiên phòng trường hợp có sự thay đổi bất ngờ.

Chi phí tổ chức

Bạn cần liệt kê, tính toán chi tiết từng khoản chi trong công tác tổ chức gồm địa điểm tổ chức, sân khấu, ánh sáng, nhân sự điều phối,… Tất cả nên được dự trù rõ ràng từng hạng mục.

Thành phần tham gia

Thành phần tham gia có thể là học sinh THCS, THPT, sinh viên,… nhưng thường chủ yếu là các bạn học sinh – những người cần được định hướng chọn nghề nghiệp đúng đắn càng sớm càng tốt. Ngoài ra còn phải kể đến các đơn vị phối hợp tổ chức, khách mời, ban tư vấn, phụ huynh,…  

Thành phần tham gia là học sinh THCS, THPT, sinh viên, đơn vị tổ chức, ban tư vấn,...

Thành phần tham gia là học sinh THCS, THPT, sinh viên, đơn vị tổ chức, ban tư vấn,…

Nội dung tư vấn

Chương trình tổ chức gồm những nội dung chính như sau: tư vấn chung về tuyển sinh Cao đẳng, Đại học; Tư vấn chuyên sâu về ngành, nhóm ngành;…

Kịch bản chương trình tư vấn hướng nghiệp

Kịch bản chung trong một chương trình tư vấn hướng nghiệp chuẩn cần đầy đủ các yếu tố về thời gian, nội dung công việc phải làm và người thực hiện/phụ trách. Sau đây là mẫu kịch bản tổ chức chương trình tư vấn hướng nghiệp dưới hình thức offline bạn có thể tham khảo:

STT

Thời gian

Nội dung chính

Người phụ trách/thực hiện

1

07h00 – 08h00

Đón tiếp đại biểu, khách mời

Bàn tiếp đón đại biểu

Điều phối người bê hoa, tiếp nước, sắp xếp chỗ ngồi

2

08h00 – 08h30

MC đọc lời dẫn chương trình tư vấn hướng nghiệp mở đầu.

Văn nghệ chào mừng.

3

08h30 – 08h45

Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.

4

08h45 – 08h50

Khai mạc chương trình.

5

08h50 – 09h00

Giới thiệu chương trình tuyển sinh trong năm, các trường đào tạo, ban tư vấn,…

6

09h00 – 10h00

Tư vấn chung của các đơn vị tham gia.

7

10h00 – 11h00

Giải đáp câu hỏi tư vấn hướng nghiệp của học sinh, bậc phụ huynh.

8

11h00 – 11h30

Tham quan gian trưng bày, tuyển sinh của một số trường, cơ sở giáo dục,…

Trên đây là những nội dung cơ bản cần có trong kế hoạch tổ chức chương trình tư vấn hướng nghiệp offline. Tùy vào quy mô, hình thức thực hiện mà bạn tiến hành điều chỉnh, bổ sung để chương trình diễn ra thuận lợi. 

Ngoài ra, để chương trình tránh mắc phải những sai sót không đáng có, người lên kế hoạch cần ghi nhớ một số lưu ý cơ bản trước và trong quá trình tổ chức.

Lưu ý khi tổ chức chương trình tư vấn hướng nghiệp

Trước và trong quá trình tổ chức chương trình hướng nghiệp có một số lưu ý nhỏ bạn cần ghi nhớ như sau:

  • Chú trọng vấn đề thời tiết ngày tổ chức, nhất là khi tổ chức ngoài trời.
  • Chọn ngày nên tránh một số ngày lễ, hội, ngày kỷ niệm trọng đại.
  • Có sự tìm hiểu kỹ và mời chuyên gia phù hợp với mục đích chương trình đề ra.
  • Kiểm tra tất cả thiết bị âm thanh, ánh sáng,… trước khi chạy chương trình.
  • Chuẩn bị trước các rủi ro và có phương án xử lý kịp thời.

Trên đây là toàn bộ các thông tin chi tiết về công tác tổ chức chương trình tư vấn hướng nghiệp. Có thể nói, quá trình thực hiện không quá phức tạp nhưng cũng đòi hỏi người thực hiện có sự đầu tư tìm hiểu và lên kế hoạch bài bản để chương trình diễn ra thành công tốt đẹp.

Mong rằng những chia sẻ trên của Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch sẽ có ích với bạn. Đừng quên lưu lại và áp dụng nhé.

5/5 - (1 bình chọn)
0/5 (0 Reviews)