16/09/2024
Người đăng : Nguyễn Bá TrungTiêm filler là một trong những kỹ thuật làm đẹp được ưa chuộng hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng được phép thực hiện kỹ thuật này. Vậy, Điều dưỡng có được tiêm filler không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Filler là chất làm đầy được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực chăm sóc, làm đẹp để làm mờ và xóa bỏ các nếp nhăn trên khuôn mặt. Tiêm filler là thủ thuật đưa chất làm đầy tự nhiên các đến các nếp gấp và mô trên khuôn mặt để làm phục hồi sự căng đầy của khuôn mặt và giảm dần các dấu hiệu lão hóa.
Các vị trí thường được tiêm filler bao gồm: môi, má, nếp chân chim ở mắt, cằm,…Dưới đây là một số loại filler thường được sử dụng trong thủ thuật này:
– Axit hyaluronic (HA): Đây là một loại chất làm đầy mang tính chất là một dạng gel tự nhiên có sẵn trong cơ thể, thường được dùng để chăm sóc làn da, làm đầy, căng bóng làn da ở những nơi như má, nếp nhăn ở vùng quanh mắt, môi, trán… Do cơ thể có khả năng tự tái hấp thu HA theo thời gian. Do đó, loại filler này chi có đem lại kết quả sử dụng trong vòng từ 6-8 tháng. Trong những năm trở lại đây, với thành tựu về khoa học tự nhiên đã phát triển thêm rất nhiều loại filler mới cũng có thành phần là Axit hyaluronic. Tuy nhiên, thời gian sử dụng của chúng sẽ kéo dài trên 12 tháng hoặc lâu hơn nữa.
– Canxi hydroxylapatite (CaHA): Chất làm đầy này đặc hơn nhiều so với Axit hyaluronic nên sẽ được sử dụng trong các trường hợp điều trị nếp nhăn sâu trên da và ít được sử dụng hơn HA. Canxi hydroxylapatite được tiêm qua da, chúng là những hạt Canxi có kích thước siêu nhỏ trong một loại gel.
– Axit poly-L-lactic: Loại filler này k có tác dụng làm đầy mà sẽ kích thích quá trình sản sinh collagen trong cơ thể con người. Quá trình sản sinh collagen sẽ giúp làn da bạn săn chắc và giảm xuất hiện các nếp nhăn. Do đó, Axit poly-L-lactic tuy không đem lại hiệu quả tức thì nhưng có hiệu quả lâu dài và lên đến hơn 2 năm.
– Polymethylmethacrylat (PMMA): Tuy là loại chất làm đầy có tác dụng kéo dài gần như vĩnh viễn nhưng nó có thể gây ra một số biến chứng cho khuôn mặt. Đây chính là lý do khiến các Bác sĩ thẩm mỹ ở Việt Nam không lựa chọn sử dụng Polymethylmethacrylate. Hiện nay, Bộ Y tế hiện vẫn chưa cấp phép sử dụng loại filler này trong lĩnh vực thẩm mỹ, làm đẹp.
– Cấy mỡ tự thân: Do hiệu quả của phương pháp này không cao như các filler bán tự nhiên nên filler này vẫn được rất ít khách hàng lựa chọn mặc dù khá an toàn.
Hiện nay, có rất nhiều Bác sĩ thuộc chuyên khoa khác nhau thực hiện hành nghề tiêm filler. Đặc biệt, có rất nhiều người là các kỹ thuật viên chăm sóc da và làm đẹp cũng thực hiện thủ thuật này. Vậy, Điều dưỡng có được tiêm filler không?
Filler nếu được những chuyên gia đào tạo bài bản sử dụng thì nó sẽ trở thành một chất làm đầy có tác dụng tuyệt vời trong làm đẹp. Ngược lại, nếu chúng không được đúng người sử dụng thì có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho khách hàng, thậm chí là tử vong.
Tiêm filler là một quy trình Y tế đòi hỏi phải được đào tạo bài bản về chức năng sinh lý của các cơ mặt, giải phẫu, các dây thần kinh và mạch máu,…Lý do là bởi bạn cần nắm rõ các kiến thức để có thể biết vị trí tiêm chính xác và liều lượng sử dụng cho phù hợp với từng khu vực và đối tượng riêng biệt.
Ví dụ, nếu bạn tiêm vào chính xác vị trí thì có thể điều trị được các nếp nhăn, tuy nhiên nếu chỉ cần sai lệch vài milimet thì có thể khiến lông mày, mắt của khách hàng bị sụp lại. Nếu tiêm sai ở vùng cổ có thể gây mất khả năng nuối của khách hàng.
Chính vì thế để đạt hiệu quả tối đa trong quá trình tiêm filler, bạn cần lựa chọn người thực hiện là các Bác sĩ chuyên khoa da liễu, Bác sĩ phẫu thuật mặt, các Bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ,…Dù có bằng Bác sĩ như Bác sĩ nhi khoa, sản khoa hay Điều dưỡng đều không thể thực hiện tiêm filler được.
Theo điểm b Khoản 1 Điều 24 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009, người thực hiện tiêm filler sẽ là các Bác sĩ chuyên khoa da liễu, Bác sĩ thẩm mỹ. Để hành nghề tiêm filler, bạn cần có chứng chỉ hành nghề.
Theo đó, người thực hành tiêm filler cần đảm bảo những điều kiện sau:
– Bằng tốt nghiệp trung học phổ thông: Để tiêm filler, tấm bằng đầu tiên mà bạn cần có chính là bằng tốt nghiệp THPT. Với tấm bằng này bạn sẽ có đủ điều kiện để đăng ký và xét tuyển vào các trường Y khoa.
– Bằng cấp y khoa liên quan: Bạn cần có bằng Đại học ngành Y. Đây chính là khoảng thời gian để bạn học lý thuyết và thực hành về ngành nghề của mình. Tuy nhiên, không phải Bác sĩ nào cũng được phép tiêm filler. Theo đó, người tiêm filler cần có thời gian thực hành cụ thể như sau:
Bạn càng có nhiều thời gian thực hành và trải nghiệm thì càng có nhiều cơ hội trở thành Bác sĩ tiêm filler.
– Chứng chỉ hành nghề tiêm filler: Để có thể tiêm filler, bên cạnh các kiến kiến thức và kỹ năng chuyên ngành, bạn cần có chứng chỉ hành nghề theo đúng quy định. Hiện nay, đang có khá nhiều người thực hiện tiêm filler mà không có chứng chỉ hành nghề.
Qua bài viết trên, Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã giải đáp toàn bộ thông tin chi tiết giải đáp cho thắc mắc: Điều dưỡng có được tiêm filler không? Hy vọng qua đây, các bạn có thể nắm vững được kiến thức để theo đuổi ngành nghề này.